anh dep

Những nẻo đường du lịch Miền Tây

Miền tây quê hương tôi với bao nhiêu cảnh đẹp và con người giàu lòng mến khách.

Biển đảo quê hương

Biển đảo là phần máu thịt trong tôi.

54 dân tộc Anh Em

Sắc màu văn hóa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Cảnh đẹp đồng bằng sông cửu long

Cảnh đẹp sông nước miền tây làm quyến rủ hàng triệu du khách gần xa

Cảnh đẹp tôn giáo tín ngưỡng

Góp phần làm đa dạng sắc màu du lịch.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỮ THÁI LAN - PHẦN 1

PHẦN 1: THỜI KỲ ĐẦU

Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập vương quốc tại Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan), năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya(phía bắc Bangkok 70 km). Hơn 400 năm người Thái tiến hành chiến tranh liên miên với Miến Điện và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I(1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô. Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 10 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.

NHỮNG CƯ DÂN ĐẦU TIÊN
Những nơi định cư đúng nghĩa đầu tiên - nơi người ta sống quần tụ thành nhóm, trồng trọt cấy hái, làm đồ gốm và dệt vải - là trên các sườn đồi núi. Khoảng 2.000 năm trước Công nguyên đã có nhiều nơi định cư như thế rải rác khắp đất nước. Quan trọng nhất là hai vùng định cư ở vùng cực bắc - Non Nok Tha và Ban Chiang. Vùng định cư Ban Chiang được giới khoa học rộng rãi công nhận là đã hình thành vào khoảng 3.500 trước C.N. Vào khoảng 1.000 năm trước C.N., nơi đây đã có một nền văn hóa khá phát triển sản xuất ra được những sản phẩm gốm rất nổi bật. Vào cuối thời kỳ này, khoảng 300 năm trước C.N. đến năm 300 C.N, nơi đây đã đạt đến đỉnh cao trong các nghề chế tác bình gốm sơn, chế tạo công cụ bằng sắt và đồng nữ trang bằng đồng thanh và thủy tinh. Người ta đã phát hiện được nhiều thứ vật dụng như vậy trong khi khai quật những nghĩa địa cổ, nơi cư dân Ban Chiang thời xưa chôn cất người chết cùng với một số lượng lớn của cải.

ẢNH HƯỞNG MON - KHMER VÀ ẤN ĐỘ
Những người Ấn Độ di cư đầu tiên đến bán đảo Malay là từ thế kỷ thứ III trước C.N. Theo các sử liệu ghi chép của Trung Hoa thì vào khoảng thời gian Chúa Giê-su ra đời, ở nơi đây người ta đã lập nên 10 thành bang, trong đó quan trọng nhất là thành phố Nakhon Si Thammarat. Khi người Môn, một tộc người có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, di cư đến vùng lòng chảo Mae Chao Phraya, họ chiếm lấy những vùng đất đã khai hóa cũng như những tư tưởng tôn giáo và nghề thủ công của người Ấn Độ. Họ cũng đã thiết lập triều đại Dvaravati ở Nakhon Pathom vào thế kỷ thứ VI. Về sau, họ bành trướng lên phía bắc đến Haripunjaya (bây giờ là Lamphun), xuống miền nam đến bán đảo Malay, sang phía tây đến Miến Điện, nơi họ đã lập ra Nhà nước Pegu hùng mạnh một thời. Wat Nakhon Kosa - Lopburi Người Khmer, những người có họ hàng với người Môn, đã định cư ở vùng hạ lưu sông Mêkông và bành trướng sang phía Đông. Trong một cuộc chiến ở thế kỷ thứ XI, họ đã đánh bại và giành lấy quyền hành của người Môn ở các vùng đồng bằng trung tâm. Cũng như người Môn, người Khmer tiếp thu những tập quán và luật lệ của người Ấn Độ. Uy quyền của nhà Vua được đồng nhất với quyền lực của thần thánh và được thể hiện qua các nghi thức tế lễ trong khắp cộng đồng. Quyền lực của người Khmer đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XI, cho đến khi vua Anawrahta người Miến Điện đuổi họ ra khỏi nước của ông và thậm chí chiếm luôn cả vùng Đồng bằng trung tâm trong một thời gian ngắn. Nhưng người Khmer vẫn còn kiểm soát nhiều vùng của Thái Lan nhờ vào các tiền đồn ở Lopburi và Phi Mai. Họ cũng kiểm soát các thành bang ở miền Nam. Nhưng vào đầu thế kỷ XIII, một cuộc nổi loạn ở miền Tây đã báo hiệu sự xuất hiện của một nhóm dân cư mới, những người sẽ thay cho người Khmer đóng vai trò trung tâm trong lịch sử Thái Lan - đó là dân tộc
Sukhothai.Các khảo cổ học đã tìm thấy tại Ban Chiang, Thái Lan nhiều công cụ đồ đồng và nền văn minh lúa nước tồn tại vào khoảng 3600 năm TCN. Các nền văn minh Malay, Môn và Khmer từng phát triển thịnh vương trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay. Đáng chú ý là Vương quốc Srivijaya ở miền nam, Dvaravati ở miền trung và Đế chế Khmer ở Angkor. Người Thái có liên hệ ngôn ngữ với một số dân tộc tại miền Nam của Trung Quốc, và có lẽ sự di dân từ miền Nam Trung Quốc đã xảy ra rất sớm, qua phía Bắc của Lào. Người Thái đánh dấu sự thành lập quốc gia riêng của họ vào khoảng thế kỷ 13.
Xem thêm: 
Quốc Vương Thái Lan Băng Hà

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

TIỀN " TÍP " CẦN BIẾT KHI ĐI DU LỊCH

Hiện nay khi đi du lịch trong và ngoài nước tiền "TIP" cho nhân viên phục vụ, hay hướng dẫn viên du lịch không còn xa lạ đối với các du khách Việt Nam, nhưng mà "TIP" như thế nào và "TIP" bao nhiêu ?
Đây là vấn đề khó và hơi tế nhị.
Tiền típ khi đi du lịch
Đây là những thông tin mà các bạn có thể tham khảo nhé.
Xem thêm: 
Thông tin phượt Tây Bắc mùa lúc chín
Hành hương thánh địa Mercca
Đặc sản du lịch Việt Nam hút hồn khách ngoại quốc
Quốc Vương Thái Lan băng hà
Lễ hội hoa Anh đào đã có ở Việt Nam

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

CUỘC ĐỜI QUỐC VƯƠNG BHUMIBOL THÁI LAN

Vua Thái lan lúc trẻ
Vua Thái Lan lúc trẻ
Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan là vị vua trị vì lâu nhất thế giới.
Ngài được coi như thế lực có ảnh hưởng, tạo sự ổn định tại đất nước vốn xảy ra nhiều cuộc đảo chính quân sự trong suốt thời gian Ngài ngự trên ngai vàng.
Dù được kính trọng như một vị cha hiền từ đứng trên các phe phái chính trị, nhưng Ngài đã có những lần can thiệp khi căng thẳng chính trị dâng cao.
Và cho dù Ngài ở ngôi vương trong quốc gia quân chủ lập hiến chỉ với những quyền hành hạn chế, đa phần người dân Thái Lan coi Ngài như á thánh.
Đức vua Bhumibol Adulyadej được sinh ra tại Cambridge, Massachusetts, vào ngày 5/12/1927.
Cha của Ngài, Hoàng tử Mahidol Adulyadej, khi đó đang theo học tại trường Harvard.
Sau đó, cả gia đình trở về Thái Lan, nơi thân phụ qua đời khi Ngài mới hai tuổi.
Sau cái chết của người cha, mẹ Ngài chuyển tới Thụy Sỹ, nơi hoàng tử bé theo học.
Thời trẻ, Ngài thích theo đuổi các hoạt động văn hóa như nhiếp ảnh, chơi và sáng tác các tác phẩm cho kèn saxophone, vẽ và viết lách.
Địa vị của Hoàng gia Thái Lan trở nên suy yếu kể từ sau viêc bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế hồi năm 1932, và càng bị tổn hại sau khi Hoàng thúc của Ngài, Quốc vương Prajadhipok thoái vị vào năm 1935.
Việc truyền ngôi được trao cho hoàng huynh của Bhumibol, Ananda, khi đó lên chín tuổi.
'Làm vì'
Năm 1946, Vua Ananda tử nạn trong một vụ nổ súng cho đến nay vẫn là điều chưa thể giải thích tại hoàng cung ở Bangkok.
Bhumibol kế vị ngai vàng, khi đó Ngài 18 tuổi.
Trong những năm đầu, Thái Lan do một vị quan nhiếp chính cai quản, bởi Ngài trở lại Thụy Sỹ theo đuổi việc học.
Trong một chuyến tới Paris, Ngài đã gặp hoàng hậu tương lai, tiểu thư con gái vị đại sứ Thái Lan tại Pháp.
Hai người kết hôn ngày 28/4/1950, chỉ một tuần trước khi vị tân vương đăng quang tại Bangkok.
Trong bảy năm đầu tiên, kể từ khi Ngài lên ngôi, Thái Lan chịu sự điều hành như chế độ độc tài quân sự, và hoàng gia hầu như chỉ giữ vị trí 'làm vì'.
Vào tháng Chín 1957, Tướng Sarit Dhanarajata nắm quyền. Quốc vương ra chiếu chỉ phong cho vị tướng này là 'Sarit, Hộ vệ Đô thành'.
Dưới sự độc tài của Sarit, Bhumibol quyết làm sống lại vị trí vững mạnh của hoàng gia.
Ngài đã có một loạt các chuyến đi tới các tỉnh, và để tên mình được dùng trong một số các hoạt động phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về phần mình, Sarit đã lập lại thói quen theo đó mọi người phải khom mình bò bằng tay và đầu gối trước mặt nhà vua, và khôi phục một số các dịp nghi lễ hoàng gia vốn đã bị xếp lại từ nhiều năm.
Lật đổ
Quốc vương Bhumibol đã can thiệp một cách đầy kịch tính vào chính trị Thái hồi năm 1973, khi những người biểu tình đòi dân chủ bị binh lính nã súng vào.
Những người biểu tình được cho vào ẩn náu trong hoàng cung, bước đi đã dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ của thủ tướng khi đó, Tướng Thanom Kittikachorn.
Nhưng nhà vua đã bất thành trong việc ngăn chặn vụ đàn áp các sinh viên tả khuynh do các thành viên thuộc lực lượng bán quân sự tiến hành ba năm sau đó, là lúc hoàng gia lo sợ sự lớn mạnh của lực lượng có cảm tình với những người cộng sản sau khi Cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Đã có thêm những nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền. Năm 1981, Đức vua đã dũng cảm đương đầu với một nhóm các sỹ quan quân đội, những người đã tiến hành đảo chính chống lại thủ tướng Prem Tinsulanond.
Những kẻ nổi loạn đã chiếm thành công thủ đô cho tới khi các đơn vị trung thành với nhà vua lấy lại được Bangkok.
Tuy nhiên, việc nhà vua có khuynh hướng ủng hộ chính phủ nắm quyền đã khiến một số người Thái đặt câu hỏi về sự công bằng của Ngài.
Bhumibol lại can thiệp vào năm 1992, khi hàng chục người biểu tình bị bắn sau khi phản đối việc một cựu lãnh đạo đảo chính, Tướng Suchinda Kraprayoon, muốn trở thành thủ tướng.
Ảnh hưởng
Quốc vương đã gọi Suchinda và lãnh đạo thiên dân chủ Chamlong Srimuang tới trước mặt Ngài, cả hai cùng quỳ gối theo đúng nghi thức diện kiến nhà vua.
Suchinda từ chức, và kỳ bầu cử sau đó đã được tổ chức, với kết quả là sự trở lại của một chính phủ dân sự dân chủ.
Trong cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin Shinawatra hồi năm 2006, Quốc vương đã thường xuyên được đề nghị can thiệp, nhưng Ngài nói điều đó là không thích hợp.
Tuy nhiên, Ngài vẫn được coi là đã có ảnh hưởng to lớn trong kỳ bầu cử được tổ chức tháng Tư năm đó, với phần thắng thuộc về ông Thaksin. Kết quả bầu cử sau đó đã bị tòa tuyên là vô hiệu.
Ông Thaksin cuối cùng đã bị hạ bệ trong một cuộc đảo chính không đổ máu, trong sự kiện phe quân sự cam kết trung thành với Quốc vương.
Trong những năm sau đó, tên tuổi và hình ảnh của nhà vua đã được các phe phái, cả ủng hộ lẫn chống đối ông Thaksin, viện đến trong cuộc tranh giành quyền lực.
Cả nước đã có những buổi lễ ăn mừng sinh nhật xa hoa trong lần thứ 80 của Quốc vương Bhumibol vào năm 2008, cho thấy vị trí đặc biệt của Ngài trong xã hội Thái Lan.
Tôn kính
Tướng Prayuth Chan-ocha nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng Năm 2014, và được quốc hội do quân đội bổ nhiệm chỉ định vào vị trí thủ tướng vài tháng sau đó.
Ông cam kết cải tổ chính trị sâu rộng nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn trở lại như trong những năm gần đó.
Nhưng những người chỉ trích tỏ ý ngờ vực rằng mối ưu tiên thực sự của ông thực ra là nhằm phá hủy đảng của cựu thủ tướng Thaksin, và nhằm đảm bảo là sự kế vị ngai vàng diễn ra suôn sẻ.
Lòng tôn kính của dân chúng đối với Quốc vương Bhumibol là điều có thật, nhưng đó cũng là kết quả của sự nuôi dưỡng, phát triển cẩn trọng của bộ máy tuyên truyền khổng lồ chuyên lo về quan hệ công chúng của hoàng gia.
Thái Lan có bộ luật 'khi quân' hà khắc, theo đó bất kỳ chỉ trích nào nhắm vào hoàng gia đều bị trừng trị nặng nề, và hạn chế việc truyền thông cả trong nước lẫn nước ngoài đưa tin đầy đủ về nhà vua.
Trong thời gian trị vì dài lâu của mình, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã phải đối diện với một đất nước liên tục bị chao đảo bởi những biến động chính trị.
Có thể nói với những gì Ngài từng thể hiện trong kỹ năng ngoại giao và trong việc gần gũi thần dân, lúc băng hà, Quốc vương đã để lại cho hoàng gia một vị thế vững mạnh hơn nhiều so với thời điểm Ngài lên ngôi.
Xem thêm:
Quốc vương Thái Lan băng hà


QUỐC VƯƠNG THÁI LAN BĂNG HÀ

Vua Thái Lan băng hà
Vua Thái Lan băng hà
Theo thông tin từ Hoàng gia Thái Lan, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã băng hà vào chiều 13-10 sau thời gian bệnh nặng và được điều trị bệnh tại Bangkok. Ngài thọ 88 tuổi và là nhà vua có thời gian trị vì lâu nhất thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Quốc vương Bhumibol Abdulyadej đã băng hà vào hồi 15g52 ngày 13-10, hưởng thọ 88 tuổi.
Dự kiến, Nội các Thái Lan sẽ họp khấn cấp để bàn về các vấn đề liên quan đến kế vị và tình hình đất nước.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej được mọi tầng lớp nhân dân Thái Lan kính trọng, tất cả các đảng phái chính trị, quân đội, cảnh sát đều lắng nghe và tuân thủ ý kiến của nhà vua. Tên của ngài, trong tiếng Thái, có nghĩa là “Sức mạnh của miền đất với quyền lực vô song”.
Từ ngày 12-10, hàng ngàn người dân Thái Lan đã tập trung tại bệnh viện Sirija ở thủ đô Bangkok để cầu nguyện khi những thông tin về sức khoẻ của Quốc vương Bhumibol Adulyadej có những chuyển biến xấu theo thông báo của Hoàng gia Thái Lan.
Hầu hết người dân Thái Lan chưa biết đến vị vua nào khác trong cuộc đời mình. Quốc vương Bhumibol Abdulyadej được xem là biểu tượng của sự đoàn kết đất nước. Ngài là một trong những vị vua được yêu mến nhất lịch sử Thái Lan nhờ hơn 2.000 dự án về phát triển làm thay đổi cuộc sống hàng triệu nông dân nghèo.
Ngày sinh nhật Quốc vương là quốc lễ, được xem như “Ngày của cha” và Quốc khánh của Thái Lan. Với những đóng góp to lớn trên, Quốc vương Bhumibol Abdulyadej đã được Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan trao tặng "Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại" vào tháng 6-2006. 
Người dân cả nước mến thương
Dân Thái Lan tiếc thương
Dân Thái Lan tiếc thương
Nhiều người dân từ khắp nơi trên đất nước Thái Lan đã đổ về bệnh viện Sirija ở Bangkok, nơi Quốc vương Bhumibol Adulyadej đang điều trị.
Họ mặc những chiếc áo hồng, vì họ tin rằng sẽ đem lại điều may mắn cho nhà vua của mình.
Người dân cùng nhau thắp hương, thắp nến, tụng kinh và hô vang “Nhà vua vạn tuế” và ngước nhìn lên cao, nơi phòng bệnh nhà vua đang điều trị.

Trong thông báo mới nhất về sức khoẻ của nhà vua Thái Lan được Hoàng gia nước này phát đi đêm 12-10, tình hình sức khỏe của vị Quốc vương 88 tuổi vẫn chưa được cải thiện.
Huyết áp, mạch không ở mức bình thường trong khi máu đã nhiễm trùng và chức năng gan suy giảm.
Các bác sĩ hàng đầu của Thái Lan đã cho Quốc vương sử dụng máy thở và máy chạy thận.
Ngay trong đêm 12-10, các thành viên chủ chốt của Hoàng gia gồm: Hoàng hậu Sirikit, Hoàng thái tử Vajiralongkorn, Công chúa Sirindhorn đều có mặt tại bệnh viện Sirijai ở Bangkok.
Ngoài các thành viên của hoàng tộc, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã phải hủy chuyến công tác để khẩn cấp về Bangkok và có mặt tại bệnh viện giữa lúc càng có nhiều thông tin bất lợi về sức khoẻ của Nhà vua.
Những thông tin không tốt về sức khoẻ của Quốc vương Thái Lan đã khiến thị trường chứng khoán nước này chao đảo. Chỉ số (SET) giảm từ 1.400 điểm xuống còn 1.355,75 điểm. Ngoài ra, các sự kiện lớn của Hoàng gia Thái Lan cũng bị trì hoãn.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã không xuất hiện trước công chúng trong thời gian một năm qua do sức khỏe yếu.
Lên ngôi năm 19 tuổi
Sinh ngày 5-12-1927 tại Cambridge, thuộc tiểu bang Massachusetts (Mỹ), khi cha ông, hoàng tử Songkla (sau này là Vua Mahidol Adulyadej) đang theo học ngành Y. Quốc vương Bhumibol Adulyadej, thuộc dòng dõi triều đại Rama V đóng đô từ năm 1782 tại Cosin, tức Bangkok ngày nay.
Theo Hiến pháp Thái Lan, ông đã được chỉ định làm Vua vào năm 1946 sau khi người anh trai của ông là Vua Ananda Mahidol bất ngờ qua đời.
Quốc vương Bhumibol là một vị vua thông minh, ham học hỏi, đặc biệt là những tinh hoa của các nền văn minh thế giới. Do vậy, sau khi lên ngôi, ông tiếp tục học về khoa học chính trị và luật ở Thụy Sĩ trong bốn năm sau đó.
Quốc vương Bhumibol chính thức lên ngôi vào ngày 5-5-1950 với vương hiệu Rama IX. Mặc dù không xuất hiện trên chính trường nhưng ông không ít lần đóng một vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các khủng hoảng chính trị kéo dài tại Thái Lan. 
Theo những gì đã diễn ra, Quốc vương Bhumibol còn là một chính trị gia tinh tế, sắc sảo được tất cả các đảng phái chính trị, quân đội, cảnh sát lắng nghe và tuân thủ.
Trái với bề ngoài lạnh lùng, nghiêm nghị trong bộ quân phục, Quốc vương Thái Lan rất quan tâm đến những việc làm, những dự án thiết thực nhằm cải thiện đời sống của thần dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Ông đã có nhiều ý kiến đóng góp cho các cuộc cách mạng dân chủ cũng như hiện đại hóa đất nước Thái Lan. 

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

TPHCM TỔ CHỨC LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO

lễ hội hoa Anh Đào ở TPHCM
Lễ hội hoa Anh Đào ở TPHCM
Lần đầu tiên TPHCM sẽ tổ chức lễ hội hoa Anh đào, dự kiến trong 2 ngày 22 và 23-4 tại khu A, Công viên 23 tháng 9, Quận 1.
UBND TPHCM vào ngày 29-3 vừa rồi đã đồng ý chủ trương tổ chức Lễ hội hoa Anh đào tại địa điểm và thời gian như trên.
Bên cạnh hoạt động triển lãm hoa anh đào, lễ hội còn có các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ Việt Nam - Nhật Bản, hội nghị hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển và du lịch, triển lãm hình ảnh và sản phẩm du lịch của Việt Nam - Nhật Bản.
UBND Thành phố cũng phân công Sở Du lịch vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm, các tour, tuyến du lịch trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho phía Nhật Bản trưng bày các sản phẩm của mình tại lễ hội này.
Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản đã được tổ chức ở Hà Nội nhiều năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên TPHCM tổ chức lễ hội này. Năm nay là lần thứ 10 lễ hội hoa Anh đào được tổ chức tại Hà Nội.
Lễ hội hoa Anh đào 2016 ở Hà Nội năm nay sẽ được tổ chức sớm hơn tại TPHCM, trong hai ngày 16 và 17-4 tại Hoàng thành Thăng Long.
Theo Ban tổ chức, tại lễ hội hoa Anh đào ở Hà Nội năm nay, khách tham quan không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 300 cành hoa anh đào tươi được chuyển từ Nhật Bản sang mà còn được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật như thi biểu diễn múa Yosakoi, hay không gian âm nhạc cùng ban nhạc Parallel Dream đến từ Nhật Bản.
Nét mới trong lễ hội năm nay là du khách sẽ được thưởng thức màn trống hội Nhật, một phần không thể thiếu trong các lễ hội Nhật Bản.
Tại khuôn viên lễ hội, du khách còn có thể tìm hiểu các nét văn hóa của Nhật như nghệ thuật trà đạo, thư pháp, múa kịch truyền thống Nhật Bản, cờ cá chép...

Tại không gian ẩm thực của lễ hội, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống được mang từ Nhật sang...
Xem thêm:

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO ĐÃ CÓ Ở VIỆT NAM

Lễ hội Hoa Anh Đào ở Việt Nam
Lễ hội hoa Anh Đào ở Việt Nam
Nhằm góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng cũng như  đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút du khách đến với địa phương, Đà Lạt sẽ diễn ra lễ hội hoa Anh Đào vào tháng 12 tới

Đây là lễ hội lần đầu tiên được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho phép triển khai thí điểm tại khu du lịch Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt. Trong đó hai đơn vị chịu trách nhiệm chính để thực hiện là Ban quản lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm và Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Lâm Đồng. Theo kế hoạch, lễ hội Hoa Anh Đào sẽ có nhiều hoạt động như tham quan vườn hoa Anh Đào, trưng bày hoa cây cảnh với chủ đề: bonsai và hoa Anh Đào, thi nhiếp ảnh về hoa Anh Đào,  đêm nhạc hoa Anh Đào và tình yêu, giải golf Hoa Anh Đào và phát động sáng tác Logo về lễ hội Mai Anh Đào. Dự kiến lễ hội sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2016 và tháng 1 năm 2017, thời điểm hoa Anh Đào nở rộ tại Đà Lạt./.


Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

TÌM HIỂU VỀ THÁNH ALLAH CỦA ĐẠO HỒI

THÁNH ALLAH HỒI GIÁO

Thánh đường Hồi giáo

Thánh đường Hồi Giáo

Năm 610, tại thành phố Mecca thuộc xứ Arabia (Ả-rập), một thương gia trạc tuổi 40 tên là Muhammad Abdallah bỗng nhiên cảm thấy mình có sứ mạng của một vị thánh tiên tri (prophet) tương tự như Isaiah, Jeremiah hoặc Ezekiel của đạo Do Thái. Vốn là một người thuộc bộ lạc Quraysh (Qu-rê) theo đạo cổ truyền Ả Rập, Muhammad (Mu-ha-mét) thường cùng gia đình hay bạn bè leo lên núi Hira để cầu nguyện trong tháng Ramadan, tức tháng 9 hàng năm theo lịch Ả Rập. Trong tháng này, người Ả Rập thường cầu nguyện từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn và thường làm những việc phúc đức như săn sóc kẻ bệnh tật, bố thí thức ăn cho người nghèo. Bộ lạc Quraysh, cũng tương tự như bộ lạc Bedouin hay các bộ lạc cổ Do Thái, sinh sống chủ yếu bằng nghề du mục. Đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên, bỗng nhiên bộ lạc này bỏ hẳn nghề du mục và chuyển sang nghề buôn bán. Sự thành công rực rỡ trên thương trường của bộ lạc Quraysh đã biến Mecca thành một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất tại vùng Arabia. Kinh thánh Koran kể rằng: Bộ lạc Quraysh đã trở thành giàu có vượt xa mọi mơ ước hão huyền nhất của họ (They were rich beyond their wildest dream). Một thế kỷ sau, tức vào thời Mahummad, dân Quraysh mãi mê chạy theo bạc tiền, chỉ lo làm giàu bằng đủ mọi thủ đoạn và hoàn toàn vứt bỏ mọi giá trị của tôn giáo cổ truyền Ả Rập. Xã hội Ả Rập trở nên hỗn loạn và phân hóa. Muhammad tự cảm thấy cần phải có một giáo lý tôn giáo mới để thống nhất các dân tộc Ả Rập thành một cộng đồng vững mạnh. Mộng ước của Muhammad đã thành công vượt xa sự dự tưởng của mọi người: Chỉ trong một thời gian gần một thế kỷ, giáo lý Hồi Giáo của Muhammad đã bành trướng thành một đế quốc rộng lớn, trải dài từ Hy Mã Lạp Sơn đến chân núi Pyrénées thuộc miền Nam Châu Âu!
Trọng tâm tín ngưỡng của đạo Hồi là Thiên Chúa. Tiếng Ả Rập "Allah" có nghĩa là Thiên Chúa Cao Cả (The High God). Trước khi có đạo Hồi, phần đông người Ả Rập đã chịu ảnh hưởng đạo Do Thái Nguyên Thủy của Abraham (A-bờ-ra-ham). Do đó, người Ả Rập đã sẵn có từ lâu ý niệm về Thiên Chúa (God/Allah).
Sử gia Sezonenos, người Palestine theo đạo Kitô sống trong thế kỷ 5, đã viết: Người Ả Rập ở Syria và nhiều nơi khác thuộc Bắc Phi thường tự xưng là những tín đồ đạo chính thống của Abraham (The authentic religion of Abraham). Trong số 3 người thân cận cộng tác với Muhammad lập ra đạo Hồi có Waraqua theo đạo Kitô và Zayd theo đạo Do Thái Mai-sen.
Theo kinh sách Hồi Giáo, vào năm 610, Zayd và Muhammad lên núi Hira cầu nguyện nhiều tháng. Tháng thứ bảy, trong lúc Zayd đang cầu xin Thiên Chúa ban ơn mặc khải thì vừa lúc Muhammad tỉnh giấc mơ sau lúc ngủ mê. Muhammad kể cho Zayd biết một thiên thần đã hiện ra và ra lệnh cho ông ta phải thuật lại các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Sau 3 lần từ chối, cuối cùng Muhammad phải tuân lệnh Chúa kể lại cho mọi người biết các điều Chúa phán dạy cùng ông. Đó là sự mặc khải (revelation) của Thiên Chúa dành riêng cho một mình tiên tri Muhammad được biết mà thôi.
Muhammad bắt đầu viết sách kể lại giấc mơ của mình như sau: Chúa phán: "Hãy kể lại mọi sự nhân danh Đấng Quan Phòng của con, đấng đã tạo dựng loài người từ những tế bào mầm sống. Hãy kể lại, vì Đấng Quan Phòng của con là Đấng Trọn Tốt, Trọn Lành là Đấng đã dạy loài người biết xử dụng ngòi bút và đã dạy loài người biết được những điều nó không biết".
(Recite in the name of thy Sustainer who has created man out of germ-cell. Recite, for thy sustainer is the Most Bountiful, One who has taught man the use of the pen, taught him what he did not know - Koran 96: 1).
Trước Muhammad, lời của Thiên Chúa (Word of God) chỉ được truyền xuống thế gian bằng tiếng Hebrew là ngôn ngữ cổ Do Thái. Từ thế kỷ 2 TCN, xứ Syria phát triển mạnh về kỹ thuật và thương mại trong toàn vùng Địa Trung Hải tạo thành một ngôn ngữ phổ thông mới được xử dụng trong nhiều quốc gia, đó là ngôn ngữ Aramic. Vào thời của Jesus, dân Do Thái không còn nói tiếng Hebrew nữa mà xử dụng tiếng Aramic của Syrialàm ngôn ngữ chính. Do đó, các Lời Chúa được "trực tiếp truyền xuống" thế gian qua miệng của Chúa Jesus bằng tiếng Aramic . Đến thế kỷ 7, với sự xuất hiện của kinh Koran, lần đầu tiên các Lời Chúa được truyền xuống thế gian bằng tiếng Ả Rập! Chữ Koran phiên âm từ tiếng Ả Rập "Quran" có nghĩa là sự thuật lại (Recitation).
Theo Muhammad thì ông được diễm phúc đón nhận sự mặc khải của Thiên Chúa lần đầu tiên trong lúc ông cầu nguyện cùng với Zayd trong một hang đá rồi ông có ý định nhảy từ trên núi cao xuống vực sâu để tự tử. Bỗng nhiên thiên thần Gabriel hiện ra dưới hình thức một người đàn ông lơ lửng trước mặt. Thiên thần can ngăn không cho Muhammad tự tử và nói: "Hỡi Muhammad, ngươi là tông đồ của Thiên Chúa. Ta là thiên thần Gabriel đây". Muhammad ngạc nhiên, đứng ngây ra ngắm nhìn vị thiên thần sáng như một vầng hào quang. Chỉ trong thoáng chốc, Muhammad không dám nhìn nữa và quay mặt lại thì thiên thần đã biến mất"! (A life of Muhammad - p. 106)
Sau biến cố trên, Muhammad chạy về nhà kể lại câu chuyện cho vợ nghe. Vợ ông là bà Khadija lớn hơn ông 15 tuổi và cũng là một thương gia khét tiếng giầu có tại Mecca thời đó. Muhammad coi vợ gần như một bà mẹ, ông năn nỉ bà che chở và khuyên bảo. Bà Khadija vội vàng dẫn chồng đến nhà Waraqua là anh họ (cousin) của bà. Waraqua, vốn theo đạo Kitô và rất thông thạo về kinh thánh Tân Ước. Waraqua nói cho vợ chồng Muhammad biết rằng: Muhammad đã nhận được ơn mặc khải từ Thiên Chúa của Abraham, của Moses và của Jesus. Muhammad đã được chọn làm đặc sứ thiêng liêng (the divine envoy) của Thiên Chúa ở nơi các dân tộc Ả Rập.
Từ đó, Muhammad bắt đầu viết ra những điều mà ông cho là "được Thiên Chúa mặc khải", nói đúng ra là kể lại "những lời của Chúa" đã nói riêng với ông, cũng tương tự như Kinh Thánh của đạo Do Thái ghi lại những "lời Chúa" đã "nói riêng" với Abraham hoặc Moses! Tuy nhiên, khác với Moses được Thiên Chúa mặc khải một lần duy nhất trên núi Sinai, Muhammad được Thiên Chúa mặc khải liên tục suốt 23 năm! Điều đó có nghĩa là Muhammad đã viết kinh Koran trong 23 năm ròng rã, phần lớn dưới dạng ca vè. Năm 1988, nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie đã viết cuốn tiểu thuyết mỉa mai đạo Hồi và gọi kinh Koran là "Những vần thơ của quỉ" (Satanic Verses). Đọc kinh Koran, người ta sẽ có cảm tưởng như đọc nhật ký vì các đoạn sách đều được ghi rõ ngày tháng. Chúng ta có thể dễ dàng theo dõi các diễn tiến tư tưởng của Muhammad và cũng dễ dàng kiểm chứng các sự kiện lịch sử liên quan đến giáo lý đạo Hồi. Kinh Koran đề cập đến rất nhiều đề tài, nhưng cũng giống như đạo Do Thái và đạo Kitô, trọng tâm của kinh Koran nói về Thiên Chúa, thiên đàng, hỏa ngục, ngày tận thế và sự phán xét cuối cùng của Thiên Chúa đối với người sống và kẻ chết .
Muhammad bắt đầu giảng đạo cho dân tộc Quraysh ở Mecca. Công việc giảng đạo của ông tương đối dễ dàng vì không phải chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vào thời đó, hầu hết các dân tộc Ả Rập đều tin có Thiên Chúa tương tự như niềm tin của các tín đồ đạo Do Thái và đạo Kitô. Do đó, đối với người Ả Rập, không có vấn đề vô thần (atheism). Trong kinh Koran, khi Muhammad nói đến các kẻ không tin Chúa (unbelievers) là có ý nói đến những kẻ vô ơn Chúa (one who is ungrateful to God) chứ không có ý nói đến những kẻ vô thần. Điều quan trọng nhất của đạo Hồi là hoàn toàn vâng phục theo ý của Chúa. Mọi ý của Chúa đều đã được Muhammad viết ra trong kinh Koran. Trong thực tế, vâng theo ý Chúa là vâng theo mọi điều trong kinh Koran! Kinh Koran xác định: Tín đồ Hồi Giáo là người hiến trọn đời mình cho Thiên chúa (Muslim was one - man or woman - who has surrendered his or her whole being to God).
Cũng tương tự như đạo Do Thái và đạo Kitô, người Hồi Giáo tin có quỉ Satan, tiếng Ả Rập gọi là Shaitan. Nhưng khác với hai tôn giáo trên, kinh Koran khẳng định Satan là con quỉ biết phục thiện và sẽ được Thiên Chúa tha tội vào ngày phán xét cuối cùng!
Khác với Kitô Giáo là một tôn giáo rất sợ khoa học, đạo Hồi quan niệm mọi sự trên thế gian đều là những dấu hiệu (signs) của Thiên Chúa. Họ khuyến khích nghiên cứu khoa học để tìm hiểu những tín hiệu (messages) của Thiên Chúa tiềm ẩn trong mọi dấu hiệu đó. Người Hồi Giáo rất hâm mộ khoa học vì họ tin rằng khoa học là phương tiện tốt nhất giúp con người khám phá thế giới và vũ trụ để hiểu biết thêm về quyền năng của Thiên Chúa.
Hồi Giáo phủ nhận Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô Giáo và coi đạo Kitô là "ngụy Thiên Chúa Giáo". Vì đạo này không thật sự tôn thờ Một Thiên Chúa Duy Nhất theo đúng ý nghĩa của Nhất Thần Giáo (Monotheism). Kinh Koran khẳng định chỉ có Một Thiên Chúa là đấng tối thượng, duy nhất, sinh ra từ không và là nguồn gốc mọi vật (Allah is the ultimate and unique reality. He is the One God. The Eternal, the Uncaused Cause of all being - Koran: 112).
Quan niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi tương đồng với quan niệm về Thiên Chúa của đạo Do Thái. Muhammad coi thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi của Ki Tô Giáo là một sự nhục mạ Thiên Chúa (blasphemous) và coi giáo điều "Chúa Cha đẻ ra Chúa Con" là chuyện bậy bạ nhảm nhí. Do đó, Muhammad viết rõ trong kinh Koran: "Thiên Chúa không đẻ con và cũng không được ai đẻ ra. Không có gì có thể so sánh được với Thiên Chúa" (He begets not and neither is he begotten. There is nothing that could be compared to Him - Koran 112).
Hồi Giáo thù ghét đạo Kitô nhưng lại rất tôn trọng đức Jesus. Họ không tin Jesus là Kitô (Chúa Cứu Thế) mà chỉ coi Jesus như một tiên tri của Thiên Chúa tương tự như Abraham, Moses, Ismael, Isaac, Jacob. Họ cũng không tin Jesus là người đã lập ra đạo Kitô. Đối với Hồi Giáo, tất cả các thánh tiên tri, kể cả Jesus, đều là các tín đồ Hồi Giáo (muslims) vì họ là những kẻ hoàn toàn vâng theo ý Thiên Chúa.
Kinh Koran (2:135-136) viết: "Abraham là tín đồ Hồi Giáo đầu tiên biết phục tùng Thiên Chúa. Đức tin của chúng ta là đức tin của Abraham. Chúng ta tin Thiên Chúa và tin những gì Chúa đã phán truyền cho Abraham, Ismael, Isaac, Jacob và con cháu của các ngài. Chúng ta tin những gì Thiên Chúa đã xác minh với Moses và Jesus". (Abraham had been the first muslim to surrender to God. Ours is the creed of Abraham. We believe in God and in that which has been bestowed upon Abraham, Ismael, Isaac, Jacob and their descendants, and that which has been vouched to Moses and Jesus).
Muhammad viết kinh Koran từ năm 610. Hai mươi năm sau, tức vào năm 630, Muhammad trở thành giáo chủ kiêm thủ lãnh toàn thành phốMecca. Ông xử dụng nơi đây làm thánh địa bành trướng đạo Hồi. Năm 632, sau một cơn bệnh bất ngờ, Muhammad từ trần trước sự ngỡ ngàng của đông đảo tín đồ. Zayd là một tín đồ đạo Do Thái và là bạn chí cốt của Muhammad được tôn lên làm giáo chủ kế nhiệm.
Trên phương diện lý thuyết, mọi tôn giáo đều khuyên con người làm lành lánh dữ. Trên thực tế, Hồi Giáo cũng như Kitô Giáo đã bị lạm dụng và trở thành một tôn giáo hiếu chiến. Hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia Hồi Giáo đã trở thành các thần chiến tranh (Warlords). Nạn đa thê là chuyện phổ biến trong các nước đạo Hồi. Phụ nữ bị coi là những công dân hạng hai nếu không muốn nói là những nô lệ tình dục. Bọn đàn ông quyền thế và giàu có thường lập các cung viện (harems) chứa nhiều gái đẹp để tha hồ hành lạc. Việc sát hại các bé gái sơ sinh (female infanticide) được coi là chuyện thông thường và gần như đã trở thành tục lệ. Phụ nữ mỗi khi bước chân ra khỏi nhà bị bắt buộc phải dùng mạng vải che mặt. Tục lệ này khởi đầu từ lúc Muhammad lên làm giáo chủ, các bà vợ của Muhammad dùng mạng che mặt để biểu lộ địa vị (status) của họ. Sau này, tục lệ che mạng đã trở thành một khổ hình cho các phụ nữ Hồi Giáo.
Trong tác phẩm A History of God, (trang 162), tác giả Karen Amstrong nhận định: "Hồi Giáo ngày nay bắt đầu tranh luận về bản chất của kinh Koran. Ý nghĩa của bản văn này có thực là những lời của Thiên Chúa không? Nhiều người Hồi Giáo nhận ra kinh Koran là nhảm nhí cũng như những người Kitô coi chuyện Ngôi Lời Nhập Thể (nhập tràng) là nhảm nhí vậy." (Now muslims would begin to debate the nature of the Koran: in what sense was the text really the words of God? Some muslims found Koran as blasphemous as those Christians who had been scandalized by the idea that Jesus had been the Incarnate Logos).
Xen thêm: