anh dep

Những nẻo đường du lịch Miền Tây

Miền tây quê hương tôi với bao nhiêu cảnh đẹp và con người giàu lòng mến khách.

Biển đảo quê hương

Biển đảo là phần máu thịt trong tôi.

54 dân tộc Anh Em

Sắc màu văn hóa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Cảnh đẹp đồng bằng sông cửu long

Cảnh đẹp sông nước miền tây làm quyến rủ hàng triệu du khách gần xa

Cảnh đẹp tôn giáo tín ngưỡng

Góp phần làm đa dạng sắc màu du lịch.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

TÌM HIỂU VỀ THÁNH ALLAH CỦA ĐẠO HỒI

THÁNH ALLAH HỒI GIÁO

Thánh đường Hồi giáo

Thánh đường Hồi Giáo

Năm 610, tại thành phố Mecca thuộc xứ Arabia (Ả-rập), một thương gia trạc tuổi 40 tên là Muhammad Abdallah bỗng nhiên cảm thấy mình có sứ mạng của một vị thánh tiên tri (prophet) tương tự như Isaiah, Jeremiah hoặc Ezekiel của đạo Do Thái. Vốn là một người thuộc bộ lạc Quraysh (Qu-rê) theo đạo cổ truyền Ả Rập, Muhammad (Mu-ha-mét) thường cùng gia đình hay bạn bè leo lên núi Hira để cầu nguyện trong tháng Ramadan, tức tháng 9 hàng năm theo lịch Ả Rập. Trong tháng này, người Ả Rập thường cầu nguyện từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn và thường làm những việc phúc đức như săn sóc kẻ bệnh tật, bố thí thức ăn cho người nghèo. Bộ lạc Quraysh, cũng tương tự như bộ lạc Bedouin hay các bộ lạc cổ Do Thái, sinh sống chủ yếu bằng nghề du mục. Đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên, bỗng nhiên bộ lạc này bỏ hẳn nghề du mục và chuyển sang nghề buôn bán. Sự thành công rực rỡ trên thương trường của bộ lạc Quraysh đã biến Mecca thành một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất tại vùng Arabia. Kinh thánh Koran kể rằng: Bộ lạc Quraysh đã trở thành giàu có vượt xa mọi mơ ước hão huyền nhất của họ (They were rich beyond their wildest dream). Một thế kỷ sau, tức vào thời Mahummad, dân Quraysh mãi mê chạy theo bạc tiền, chỉ lo làm giàu bằng đủ mọi thủ đoạn và hoàn toàn vứt bỏ mọi giá trị của tôn giáo cổ truyền Ả Rập. Xã hội Ả Rập trở nên hỗn loạn và phân hóa. Muhammad tự cảm thấy cần phải có một giáo lý tôn giáo mới để thống nhất các dân tộc Ả Rập thành một cộng đồng vững mạnh. Mộng ước của Muhammad đã thành công vượt xa sự dự tưởng của mọi người: Chỉ trong một thời gian gần một thế kỷ, giáo lý Hồi Giáo của Muhammad đã bành trướng thành một đế quốc rộng lớn, trải dài từ Hy Mã Lạp Sơn đến chân núi Pyrénées thuộc miền Nam Châu Âu!
Trọng tâm tín ngưỡng của đạo Hồi là Thiên Chúa. Tiếng Ả Rập "Allah" có nghĩa là Thiên Chúa Cao Cả (The High God). Trước khi có đạo Hồi, phần đông người Ả Rập đã chịu ảnh hưởng đạo Do Thái Nguyên Thủy của Abraham (A-bờ-ra-ham). Do đó, người Ả Rập đã sẵn có từ lâu ý niệm về Thiên Chúa (God/Allah).
Sử gia Sezonenos, người Palestine theo đạo Kitô sống trong thế kỷ 5, đã viết: Người Ả Rập ở Syria và nhiều nơi khác thuộc Bắc Phi thường tự xưng là những tín đồ đạo chính thống của Abraham (The authentic religion of Abraham). Trong số 3 người thân cận cộng tác với Muhammad lập ra đạo Hồi có Waraqua theo đạo Kitô và Zayd theo đạo Do Thái Mai-sen.
Theo kinh sách Hồi Giáo, vào năm 610, Zayd và Muhammad lên núi Hira cầu nguyện nhiều tháng. Tháng thứ bảy, trong lúc Zayd đang cầu xin Thiên Chúa ban ơn mặc khải thì vừa lúc Muhammad tỉnh giấc mơ sau lúc ngủ mê. Muhammad kể cho Zayd biết một thiên thần đã hiện ra và ra lệnh cho ông ta phải thuật lại các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Sau 3 lần từ chối, cuối cùng Muhammad phải tuân lệnh Chúa kể lại cho mọi người biết các điều Chúa phán dạy cùng ông. Đó là sự mặc khải (revelation) của Thiên Chúa dành riêng cho một mình tiên tri Muhammad được biết mà thôi.
Muhammad bắt đầu viết sách kể lại giấc mơ của mình như sau: Chúa phán: "Hãy kể lại mọi sự nhân danh Đấng Quan Phòng của con, đấng đã tạo dựng loài người từ những tế bào mầm sống. Hãy kể lại, vì Đấng Quan Phòng của con là Đấng Trọn Tốt, Trọn Lành là Đấng đã dạy loài người biết xử dụng ngòi bút và đã dạy loài người biết được những điều nó không biết".
(Recite in the name of thy Sustainer who has created man out of germ-cell. Recite, for thy sustainer is the Most Bountiful, One who has taught man the use of the pen, taught him what he did not know - Koran 96: 1).
Trước Muhammad, lời của Thiên Chúa (Word of God) chỉ được truyền xuống thế gian bằng tiếng Hebrew là ngôn ngữ cổ Do Thái. Từ thế kỷ 2 TCN, xứ Syria phát triển mạnh về kỹ thuật và thương mại trong toàn vùng Địa Trung Hải tạo thành một ngôn ngữ phổ thông mới được xử dụng trong nhiều quốc gia, đó là ngôn ngữ Aramic. Vào thời của Jesus, dân Do Thái không còn nói tiếng Hebrew nữa mà xử dụng tiếng Aramic của Syrialàm ngôn ngữ chính. Do đó, các Lời Chúa được "trực tiếp truyền xuống" thế gian qua miệng của Chúa Jesus bằng tiếng Aramic . Đến thế kỷ 7, với sự xuất hiện của kinh Koran, lần đầu tiên các Lời Chúa được truyền xuống thế gian bằng tiếng Ả Rập! Chữ Koran phiên âm từ tiếng Ả Rập "Quran" có nghĩa là sự thuật lại (Recitation).
Theo Muhammad thì ông được diễm phúc đón nhận sự mặc khải của Thiên Chúa lần đầu tiên trong lúc ông cầu nguyện cùng với Zayd trong một hang đá rồi ông có ý định nhảy từ trên núi cao xuống vực sâu để tự tử. Bỗng nhiên thiên thần Gabriel hiện ra dưới hình thức một người đàn ông lơ lửng trước mặt. Thiên thần can ngăn không cho Muhammad tự tử và nói: "Hỡi Muhammad, ngươi là tông đồ của Thiên Chúa. Ta là thiên thần Gabriel đây". Muhammad ngạc nhiên, đứng ngây ra ngắm nhìn vị thiên thần sáng như một vầng hào quang. Chỉ trong thoáng chốc, Muhammad không dám nhìn nữa và quay mặt lại thì thiên thần đã biến mất"! (A life of Muhammad - p. 106)
Sau biến cố trên, Muhammad chạy về nhà kể lại câu chuyện cho vợ nghe. Vợ ông là bà Khadija lớn hơn ông 15 tuổi và cũng là một thương gia khét tiếng giầu có tại Mecca thời đó. Muhammad coi vợ gần như một bà mẹ, ông năn nỉ bà che chở và khuyên bảo. Bà Khadija vội vàng dẫn chồng đến nhà Waraqua là anh họ (cousin) của bà. Waraqua, vốn theo đạo Kitô và rất thông thạo về kinh thánh Tân Ước. Waraqua nói cho vợ chồng Muhammad biết rằng: Muhammad đã nhận được ơn mặc khải từ Thiên Chúa của Abraham, của Moses và của Jesus. Muhammad đã được chọn làm đặc sứ thiêng liêng (the divine envoy) của Thiên Chúa ở nơi các dân tộc Ả Rập.
Từ đó, Muhammad bắt đầu viết ra những điều mà ông cho là "được Thiên Chúa mặc khải", nói đúng ra là kể lại "những lời của Chúa" đã nói riêng với ông, cũng tương tự như Kinh Thánh của đạo Do Thái ghi lại những "lời Chúa" đã "nói riêng" với Abraham hoặc Moses! Tuy nhiên, khác với Moses được Thiên Chúa mặc khải một lần duy nhất trên núi Sinai, Muhammad được Thiên Chúa mặc khải liên tục suốt 23 năm! Điều đó có nghĩa là Muhammad đã viết kinh Koran trong 23 năm ròng rã, phần lớn dưới dạng ca vè. Năm 1988, nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie đã viết cuốn tiểu thuyết mỉa mai đạo Hồi và gọi kinh Koran là "Những vần thơ của quỉ" (Satanic Verses). Đọc kinh Koran, người ta sẽ có cảm tưởng như đọc nhật ký vì các đoạn sách đều được ghi rõ ngày tháng. Chúng ta có thể dễ dàng theo dõi các diễn tiến tư tưởng của Muhammad và cũng dễ dàng kiểm chứng các sự kiện lịch sử liên quan đến giáo lý đạo Hồi. Kinh Koran đề cập đến rất nhiều đề tài, nhưng cũng giống như đạo Do Thái và đạo Kitô, trọng tâm của kinh Koran nói về Thiên Chúa, thiên đàng, hỏa ngục, ngày tận thế và sự phán xét cuối cùng của Thiên Chúa đối với người sống và kẻ chết .
Muhammad bắt đầu giảng đạo cho dân tộc Quraysh ở Mecca. Công việc giảng đạo của ông tương đối dễ dàng vì không phải chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vào thời đó, hầu hết các dân tộc Ả Rập đều tin có Thiên Chúa tương tự như niềm tin của các tín đồ đạo Do Thái và đạo Kitô. Do đó, đối với người Ả Rập, không có vấn đề vô thần (atheism). Trong kinh Koran, khi Muhammad nói đến các kẻ không tin Chúa (unbelievers) là có ý nói đến những kẻ vô ơn Chúa (one who is ungrateful to God) chứ không có ý nói đến những kẻ vô thần. Điều quan trọng nhất của đạo Hồi là hoàn toàn vâng phục theo ý của Chúa. Mọi ý của Chúa đều đã được Muhammad viết ra trong kinh Koran. Trong thực tế, vâng theo ý Chúa là vâng theo mọi điều trong kinh Koran! Kinh Koran xác định: Tín đồ Hồi Giáo là người hiến trọn đời mình cho Thiên chúa (Muslim was one - man or woman - who has surrendered his or her whole being to God).
Cũng tương tự như đạo Do Thái và đạo Kitô, người Hồi Giáo tin có quỉ Satan, tiếng Ả Rập gọi là Shaitan. Nhưng khác với hai tôn giáo trên, kinh Koran khẳng định Satan là con quỉ biết phục thiện và sẽ được Thiên Chúa tha tội vào ngày phán xét cuối cùng!
Khác với Kitô Giáo là một tôn giáo rất sợ khoa học, đạo Hồi quan niệm mọi sự trên thế gian đều là những dấu hiệu (signs) của Thiên Chúa. Họ khuyến khích nghiên cứu khoa học để tìm hiểu những tín hiệu (messages) của Thiên Chúa tiềm ẩn trong mọi dấu hiệu đó. Người Hồi Giáo rất hâm mộ khoa học vì họ tin rằng khoa học là phương tiện tốt nhất giúp con người khám phá thế giới và vũ trụ để hiểu biết thêm về quyền năng của Thiên Chúa.
Hồi Giáo phủ nhận Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô Giáo và coi đạo Kitô là "ngụy Thiên Chúa Giáo". Vì đạo này không thật sự tôn thờ Một Thiên Chúa Duy Nhất theo đúng ý nghĩa của Nhất Thần Giáo (Monotheism). Kinh Koran khẳng định chỉ có Một Thiên Chúa là đấng tối thượng, duy nhất, sinh ra từ không và là nguồn gốc mọi vật (Allah is the ultimate and unique reality. He is the One God. The Eternal, the Uncaused Cause of all being - Koran: 112).
Quan niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi tương đồng với quan niệm về Thiên Chúa của đạo Do Thái. Muhammad coi thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi của Ki Tô Giáo là một sự nhục mạ Thiên Chúa (blasphemous) và coi giáo điều "Chúa Cha đẻ ra Chúa Con" là chuyện bậy bạ nhảm nhí. Do đó, Muhammad viết rõ trong kinh Koran: "Thiên Chúa không đẻ con và cũng không được ai đẻ ra. Không có gì có thể so sánh được với Thiên Chúa" (He begets not and neither is he begotten. There is nothing that could be compared to Him - Koran 112).
Hồi Giáo thù ghét đạo Kitô nhưng lại rất tôn trọng đức Jesus. Họ không tin Jesus là Kitô (Chúa Cứu Thế) mà chỉ coi Jesus như một tiên tri của Thiên Chúa tương tự như Abraham, Moses, Ismael, Isaac, Jacob. Họ cũng không tin Jesus là người đã lập ra đạo Kitô. Đối với Hồi Giáo, tất cả các thánh tiên tri, kể cả Jesus, đều là các tín đồ Hồi Giáo (muslims) vì họ là những kẻ hoàn toàn vâng theo ý Thiên Chúa.
Kinh Koran (2:135-136) viết: "Abraham là tín đồ Hồi Giáo đầu tiên biết phục tùng Thiên Chúa. Đức tin của chúng ta là đức tin của Abraham. Chúng ta tin Thiên Chúa và tin những gì Chúa đã phán truyền cho Abraham, Ismael, Isaac, Jacob và con cháu của các ngài. Chúng ta tin những gì Thiên Chúa đã xác minh với Moses và Jesus". (Abraham had been the first muslim to surrender to God. Ours is the creed of Abraham. We believe in God and in that which has been bestowed upon Abraham, Ismael, Isaac, Jacob and their descendants, and that which has been vouched to Moses and Jesus).
Muhammad viết kinh Koran từ năm 610. Hai mươi năm sau, tức vào năm 630, Muhammad trở thành giáo chủ kiêm thủ lãnh toàn thành phốMecca. Ông xử dụng nơi đây làm thánh địa bành trướng đạo Hồi. Năm 632, sau một cơn bệnh bất ngờ, Muhammad từ trần trước sự ngỡ ngàng của đông đảo tín đồ. Zayd là một tín đồ đạo Do Thái và là bạn chí cốt của Muhammad được tôn lên làm giáo chủ kế nhiệm.
Trên phương diện lý thuyết, mọi tôn giáo đều khuyên con người làm lành lánh dữ. Trên thực tế, Hồi Giáo cũng như Kitô Giáo đã bị lạm dụng và trở thành một tôn giáo hiếu chiến. Hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia Hồi Giáo đã trở thành các thần chiến tranh (Warlords). Nạn đa thê là chuyện phổ biến trong các nước đạo Hồi. Phụ nữ bị coi là những công dân hạng hai nếu không muốn nói là những nô lệ tình dục. Bọn đàn ông quyền thế và giàu có thường lập các cung viện (harems) chứa nhiều gái đẹp để tha hồ hành lạc. Việc sát hại các bé gái sơ sinh (female infanticide) được coi là chuyện thông thường và gần như đã trở thành tục lệ. Phụ nữ mỗi khi bước chân ra khỏi nhà bị bắt buộc phải dùng mạng vải che mặt. Tục lệ này khởi đầu từ lúc Muhammad lên làm giáo chủ, các bà vợ của Muhammad dùng mạng che mặt để biểu lộ địa vị (status) của họ. Sau này, tục lệ che mạng đã trở thành một khổ hình cho các phụ nữ Hồi Giáo.
Trong tác phẩm A History of God, (trang 162), tác giả Karen Amstrong nhận định: "Hồi Giáo ngày nay bắt đầu tranh luận về bản chất của kinh Koran. Ý nghĩa của bản văn này có thực là những lời của Thiên Chúa không? Nhiều người Hồi Giáo nhận ra kinh Koran là nhảm nhí cũng như những người Kitô coi chuyện Ngôi Lời Nhập Thể (nhập tràng) là nhảm nhí vậy." (Now muslims would begin to debate the nature of the Koran: in what sense was the text really the words of God? Some muslims found Koran as blasphemous as those Christians who had been scandalized by the idea that Jesus had been the Incarnate Logos).
Xen thêm:



Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

THÁNH ĐỊA MECCA

HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA MECCA

hành hương thánh địa Mecca
Thánh địa Mecca
Hành hương về Thánh địa Mecca một lần trong đời là một trong năm nghĩa vụ của người theo đạo Hồi. Vụ giẫm đạp khiến hơn 1.000 người thương vong ở Mecca hôm 24/9 cũng không khiến người Hồi giáo từ bỏ nghi lễ này.
Mecca, tên đầy đủ là Makkah al-Mukarramah, là thành phố thánh địa của đạo Hồi, thuộc lãnh thổ Arập Xê Út.
Theo truyền thuyết kể lại thì đây chính là quê hương của Giáo chủ Mohammad (570-632) thuộc gia tộc Casimu. Tục truyền rằng Thánh Allah đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên "khải thị" cho Mohammad chân lý của kinh Koran. Điều này khiến ông trở thành "Thánh thụ mệnh" tiếp thu sứ mệnh chân chủ trao cho để bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi. Ông là người sáng lập ra đạo Hồi.
Bên cạnh việc chấp nhận đức tin đạo Hồi, mỗi một tín đồ phải thực hiện năm bổn phận tôn giáo. Những bổn phận này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ý thức của tín đồ với cộng đồng người Hồi giáo nói chung. Chúng được coi là "Năm cột trụ của đạo Hồi". Đó là: Tôn sùng tuyệt đối Thánh Allah; cầu nguyện mỗi ngày 5 lần; Làm bố thí; Tuân thủ mọi điều cấm kị trong tháng lễ Ramadan; Hành hương về Mecca ít nhất một lần trong đời người.
Như vậy, hành hương về Mecca là điều bắt buộc đối với bất cứ người nào theo đạo Hồi. Bên cạnh một số quy định như hành hương phải bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời gian mà họ đi vắng, đến Mecca hành hương, mọi người phải mặc bộ đồ trắng giống nhau, không phân biệt màu da, địa vị xã hội, như muốn nói rằng tất cả họ đều là anh em con của Thánh Allah, cùng bình đẳng trước Thánh.
Nơi đầu tiên các tín đồ tìm đến là đền thờ Ka’aba có hình khối, với các chiều dài, rộng và cao 11m x 9m x 5,5m, kiến trúc thuộc loại độc nhất, vô nhị trên thế giới. Đây là trung tâm đức tin của gần 1,5 tỷ tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới, luôn được phủ vải đen tuyền nên có vẻ huyền bí.
Mọi người đi theo chiều ngược kim đồng hồ quanh “Beit Allah” 7 vòng, ví như 7 tầng trời mây,  sau đó cùng chen nhau chạm tay vào “Hòn đá Đen”, mà ai cũng tin rằng nó từ trên trời rơi xuống từ thời thượng cổ. Cạnh đó là suối Zamzam, nằm ngay giữa sa mạc đầy cát và ánh nắng mặt trời, theo truyền thuyết, nó do Thiên thần Gabriel hóa phép thành, để có nước uống cho vợ bé Nhà Tiên tri Abraham là Hagar cùng con trai Ismael, bị vợ cả đuổi khỏi nhà do ghen tức.
Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là "Haj" hoặc "Haji". Trong 5 ngày hành hương ở Mecca, các Hajj còn đến đồi Arafat, nơi nhà Tiên tri Mohammed giảng đạo lần cuối cùng trước khi qua đời. Mọi người leo lên núi cầu nguyện suốt một ngày, tới tận khi trời tối hẳn, không nhìn rõ mặt nhau, và chỉ khi đó họ mới thừa nhận mình đã tới Mecca. Ngoài ra, trong lộ trình hành hương tới Mecca, còn hai địa danh linh thiêng khác không một tín đồ nào bỏ qua là Mina, nơi nhà tiên tri Abraham kề dao vào cổ con trai mình và ốc đảo Medina, nơi có mộ Đấng Tiên tri Mohammed để được cầu nguyện trong đền thời Hồi giáo đầu tiên trên thế giới, được xây dựng cách đây hơn 1400 năm.
Không phải ở Mecca, mà đỉnh điểm của chuyến hành hương lại diễn ra tại Mina, khi hàng triệu tín đồ cùng chen lấn nhau để được “giết” quỷ Satan bằng cách thi nhau ném đá vào ba cây cột đá lớn, tượng trưng cho quỷ dữ và gian tà. Đã là người Hồi giáo, ai cũng thấy mình phải có trách nhiệm giết quỷ ác để tôn giáo của mình không bị quấy quả, bản thân và gia đình được sống bình yên để cầu nguyện. Điều đó lý giải vì sao vào ngày này người Hồi giáo đến Mina đông và chen lấn nhau như thế. Và đây cũng là lý do khiến hơn 1.000 người bị thương vong trong vụ giẫm đạp diễn ra ngày hôm qua tại Mina.
Xem thêm:
Tìm hiểu về Hồi Giáo

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

Phât giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam
Phật giáo là một tôn giáo dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống cách đây khoảng 26 thế kỷ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay. Ngài được người ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau khi trải qua kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết. Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, mặc dù trong ngôn ngữ Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “tỉnh thức”.
Trong suốt những năm còn tại thế, đức Phật đã du hành và thuyết pháp độ sinh. Tuy nhiên, Ngài không dạy cho mọi người những gì mà Ngài biết khi chứng ngộ, mà thay vào đó Ngài dạy cho mọi người làm thế nào nhận thức rõ tính giác ngộ vốn có sẵn ngay chính bản thân của họ. Ngài dạy rằng bản chất giác ngộ chỉ đến từ kinh nghiệm trực tiếp, chứ không thể thành tựu thông qua bằng niềm tin và các giáo điều.
Nhiều thế kỷ sau khi Ngài nhập diệt, Phật giáo được truyền bá khắp các nước châu Á và trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng ở lục địa này. Ngày nay, ước tính số lượng Phật tử trên rất lớn, trong đó phải kể đến các nước châu Á, đạo Phật được xem như là đạo chủ chốt, và chúng ta thật khó biết được số lượng chính xác Phật tử ở các nước như Trung Quốc. Ngày nay, ước tính số lượng Phật tử trên thế giới có khoảng 350 triệu người. Điều này đã làm cho Phật giáo trở thành một trong bốn tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
Sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác
Phật giáo rất khác với các tôn giáo khác.Ví dụ, tâm điểm của hầu hết các tôn giáo là Thượng đế, hoặc Đấng toàn năng, thế nhưng Phật giáo là vô thần. Đức Phật dạy tin vào Thượng đế không mang lại lợi ích trong việc nhận thức chân lý giác ngộ.  
Hầu hết các tôn giáo lấy niềm tin làm nền tảng căn bản. Nhưng trong Phật giáo niềm tin về một chủ thuyết nào đó nằm ngoài tầm nhận thức thì không thể chấp nhận. Đức Phật cho rằng, chúng ta không nên đặt niềm tin vào bất cứ một học thuyết nào dù học thuyết đó chúng ta được đọc nó trong kinh điển, hoặc được dạy bởi một vị thầy nào.

Thay vì chúng ta tin tưởng và học thuộc lòng những chủ thuyết, đức Phật dạy cho
chúng ta làm thế nào có thể nhận chân được chân lý ngay chính mình. Phật giáo chú trọng việc hành trì hơn là niềm tin. Nguyên tắc chung chủ yếu cho người Phật tử hành trì dựa trên giáo lý Bát chánh đạo.
Phật pháp căn bản

Phật giáo nhấn mạnh tự do trong việc tìm hiểu. Cách tốt nhất để hiểu được Phật giáo, là phải xem Phật giáo như là những phương pháp để hành trì, và phương pháp này đòi hỏi sự tin tấn trong việc thực hành. Người Phật tử không nên chấp nhận niềm tin mù quáng, chỉ có hành trì là phương pháp tốt nhất để có thể cảm nhận và nhận thức đúng đắn những lời Phật dạy.
Có thể nói, giáo pháp căn bản của Phật giáo là giáo lý bốn sự thật cao cả hay còn gọi Tứ diệu đế. 

 Sự thật về khổ (Dukkha)
Sự thật về nguyên nhân của khổ (Samudaya)
Sự thật về chấm dứt khổ (Nirhodha)
 Sự thật về con đường thoát khỏi khổ (Magga)


Thông qua Tứ diệu đế, tôi nhận thấy chân lý dường như không có nhiều. Thế nhưng, ở tầm thấp hơn chân lý thì có vô số các lời dạy về bản chất tồn tại của cái ngã, về đời sống và cái chết, đề cập đến khổ đau. Tứ diệu đế không đề cập đến niềm tin vào giáo pháp, mà là một phương pháp giải thích về bản chất của Phật pháp, cách thấu hiểu, cách thực nghiệm Phật pháp thông qua kinh nghiệm của chính bản thân trong đời sống hằng ngày. Đây cũng chính là tiến trình của sự giải thích, nhận thức, thực nghiệm theo quan điểm Phật giáo.

Các trường phái khác nhau trong Phật giáo
Cách đây khoảng 2.000 năm, Phật giáo đã phân chia thành hai trường phái chính là Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo Nguyên thủy đã có ảnh hưởng và truyền bá qua các nước như Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện và Lào. Trong khi đó Phật giáo Đại thừa lại được truyền bá sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nepal, Mông Cổ, Triều Tiên và Việt Nam. Trong những năm gần đây, Phật giáo Đại thừa cũng có số lượng Phật tử rất lớn ở Ấn Độ. Trong Phật giáo Đại thừa lại được phân chia thành nhiều tông phái như là Tịnh Độ tông và Thiền Tông.Hai trường phái trên có sự bất đồng chủ yếu trong học thuyết về Vô ngã, mà ngôn ngữ Pali gọi là anatman hay anatta. Theo học thuyết này, không có gì gọi là tự ngã, bởi mọi trạng thái vô thường, bản thể đều là không. Vô ngã là một học thuyết khó có thể hiểu được, thế nhưng đây là triết lý tinh ba mà chúng ta chỉ tìm thấy trong Phật giáo.

Rất cơ bản, Phật giáo Nguyên thủy xem vô ngã hàm nghĩa sự tồn tại về “cái tôi” của mỗi cá nhân, hoặc cá tính nào đó đều là một ảo tưởng. Một người khi giải thoát khỏi những ra khỏi ảo tưởng sai lầm này thì người đó có thể sống trong cảnh an lạc thảnh thơi mà danh từ Phật học gọi là Niết bàn (Nirvana). Quan điểm về Vô ngã của Phật giáo Đại thừa cao hơn, theo quan điểm Phật giáo Đại thừa thì tất cả các hiện tượng bản chất vốn là không, và chúng có mối tương quan mật thiết với các hiện tượng khác. Bản chất của vạn pháp vốn không có thật mà chỉ là mang tính tương đối. Quan điểm này Phật giáo Đại thừa gọi là “Duyên sinh, Không” (Shunyata).         

Trí tuệ, tình thương và đạo đức
Có thể nói trí tuệ và tình thương là đôi mắt của Phật giáo. Trí tuệ mang tính chất đặc thù trong Phật giáo Đại thừa, dùng biểu thị cho những ai nhận chân được bản chất vô ngã của vạn pháp. Có hai từ để phiên dịch từ “Từ bi” là Metta và Karuna. Metta theo ngôn ngữ Pali có nghĩa là lòng nhân từ đối với tất cả chúng sinh, một tình thương không có phân biệt, vượt lên sự chấp trước ích kỷ của cái tôi. Trong khi đó từ Karuna dùng để ám chỉ cho hành động cảm thông, tình thương không biên giới, là một sự tự nguyện không mang đau khổ đến cho những người khác, và đó chính là lòng trắc ẩn. Từ (metta), Bi (karuna), Hỷ (mudita) và Xả (upeksha) được xem là bốn đức hạnh cao cả mênh mông mà người Phật tử cần phải tự thân tu tập.

Một người khi họ đã hoàn thiện về đức hạnh thì sẽ có hành động đúng trong mọi hoàn cảnh. Đối với người sơ cơ cần phải gìn giữ giới luật.

Một số hiểu lầm
Có hai điều mà hầu hết mọi người cho rằng họ hiểu biết về Phật giáo là Phật giáo tin tưởng sự tái sinh và tất cả người Phật tử đều ăn chay. Tuy nhiên, hai quan niệm này hoàn không đúng, sự tái sinh trong Phật pháp rất khác so với những gì mà hầu hết mọi người gọi là sự đầu thai. Trong khi đó việc ăn chay được khuyến khích trong một số trường phái, ăn chay chỉ là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mà hoàn toàn không có một sự bắt buộc nào.

Xem thêm:
Thánh địa Mecca
Tìm hiểu về đạo Hồi

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

KHÁM PHÁ ĐẢO ĐIỆP SƠN - BÁN ĐẢO ĐẦM MÔN - HẢI ĐĂNG ĐẠI LÃNH 3 NGÀY 3 ĐÊM


NGÀY 1 (TỐI THỨ 5): TPHCM – NHA TRANG
22:00 HDV và xe đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi Đại Lãnh.
Trên đường dừng chân nghỉ tại trạm dừng chân.
Nghỉ đêm trên xe.
NGÀY 1: DIAMOND BAY – KHÁM PHÁ NHA TRANG – VINPERLAND (ĂN 3 BỮA)


Đảo đầm môn
Đảo Đầm Môn
06:00 Đoàn đến khu du lịch Diamond Bay, đoàn dùng bữa sáng. Đàon tự do nghỉ ngơi, chụp hình tại biển Nhũ Tiên.
Sau đó đoàn khởi hành về lại Nha Trang dùng bữa trưa, nhận phòng khách sạn.
Option 1: Đoàn tham quan Vinperland (chi phí tự túc)
  • Đi cáp treo qua biển dài 3km.
  • Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh: Kayak, Cano nước, dù lượn, Jetky,…
  • Xem phim 4D - hấp dẫn, mới lạ.
  • Xiếc Cá Heo & Hải Cẩu.
  • Thuỷ cung cùng Nàng Tiên Cá.
  • Xem chương trình biểu diễn nhạc nước hoành tráng.Tắm biển và tắm hồ bơi, công viên nước lớn nhất Đông Nam Á.                                         
Option 2: HDV đưa khách khám phá các địa danh nổi bật trong thành phố Nha Trang & thưởng thức Đặc Sản Nem Nướng Nha Trang:
  • Tháp Bà Po Nagar – một quần thể kiến trúc đền đài thiêng liêng của người Chăm.
  • Nhà Thờ Đá với kiến trúc cổ của Pháp.
  • Chùa Long Sơn nơi tưởng niệm các các vị tu sĩ đã chết trong khi chiến đấu chống chính phủ Diệm vớitượng Phật trắng khổng lồ.
  • Hòn Chồng – Núi Cô Tiên.
  • Tham quan, Khám phá, mua sắm tại chợ Đầm.
  • Mua sắm các đặc sản Nha Trang.                          
NGÀY 2 (THỨ 7): ĐẢO ĐIỆP SƠN – BÁN ĐẢO ĐẦM MÔN – KLD BIỂN ĐẠI LÃNH (ĂN 3 BỮA)
Đảo điệp sơn
Đảo điệp sơn
06:30 Quý kháchkhởi hành đi đảo Điệp Sơn, dùng bữa sáng tại nhà hàng thuộc địa phận Ninh Hòa. Sau đó tiếp tục hành trình đến với xã Vạn Giã.
09:00 Quý khách lên tàu khám phá “Đảo Điệp Sơn” - Điệp Sơn là một dãy gồm 3 hòn đảo nhỏ thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Đây có thể không phải là điểm đến du lịch hot của Khánh Hòa, nhưng với người thích khám phá thì đây là điểm đến không thể bỏ qua. Hành trình khám phá bắt đầu từ thị trấn Vạn Giã, sau khoảng một giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, du khách sẽ đặt chân đến quần đảo Điệp Sơn.
Điểm thú vị nhất trong hành trình chinh phục Điệp Sơn chính là  đi bộ theo con đường mòn trên biển kéo dài gần 700 mét, nối liền hòn đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. Con đường uốn lượn, rộng khoảng 1 mét và nằm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét.
Đặt chân thả bước trên con đường này đem lại cho du khách cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi như đang bước bước giữa đại dương bao la, 2 bên là sóng vỗ. Thích thú hơn là việc có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên. Nước biển ở đây trong xanh nên có thể nhìn sâu tận đáy.
11:00 Đoàn trở vế tàu khởi hành về bán đảo Vịnh Đầm Môn dùng bữa trưa tại nhà hàng với các món Hải Sản phong phú. Sau đó đoàn đến với đảo Cỏ Ống lặn ngắm san hô - Bên dưới những tham rau câu là một thiên đường biển kỳ ảo mở ra trước mắt đẹp đến sững sờ. Muôn loại san hô với đủ màu sắc bày ra trước mắt. Nơi đây có nhiều rạn, khe, hang đá vậy nên san hô cứ bám vào đó mà sống tạo nên cảnh quan cực kỳ kỳ bí và sống động - Nhẹ bước trên thảm san hô thân mềm, tận tay chạm vào các loại san hô khác nhau như san hô não, san hô sừng nai, san hô thảm, tận mắt nhìn ngắm hình dáng kỳ lạ, màu sắc rực rỡ thật sự của chúng.
Đoàn khởi hành di chuyển đi Vũng Rô - Chinh phục Hải Đăng Mũi Đại Lãnh. Ngắm toàn cảnh, thưởng ngoạn không khí trong lành, mát mẻ của đỉnh Hải Đăng Đại Lãnh và ngắm cảnh tại Mũi Điện – Cực Đông của Tổ Quốc.                       
Sau đó đoàn tham quan tại I-Resort, tắm khoáng tại khu bùn khoáng nổi tiếng tại Cam Ranh, dùng bữa tối tại I-Resort. Về lại Nha Trang nghỉ ngơi về đêm.
NGÀY 3: NHA TRANG – TPHCM (ĂN SÁNG, TRƯA)
Mũi đại lãnh
Mũi đại lãnh
Quý khách dùng bữa sáng tại nhà hàng địa phương sau đó, đoàn tham quan mua sắm tại chợ Đầm, nhà Yến Nha Trang - thưởng thức trà Yến miễn phí, sau đó khởi hành về lại Cà Ná. Dùng bữa trưa tại Cà Ná.                    
Trên đường về Ghé mua đặc sản tại Phan Rang và Phan Thiết.Quý khách dùng bữa tối tự túc tại trạm dừng chân.
19:00 Về Đến Tp.Hồ Chí Minh. Kết thúc chương trình và hẹn gặp lại.
GIÁ TOUR BAO GỒM:
  • Tiêu chuẩn phòng khách sạn tiêu chuẩn 2 sao tại Nha Trang (phòng 4-6 người)
  • Các bữa ăn được đề cập trong chương trình.
  • Phí tắm khoáng tại I-Resort (Chi phí tắm bùn tự túc)
  • Hướng dẫn viên theo đoàn từ Tp. HCM & HDV địa phương trong suốt chương trình tham quan.
  • Các loại vé và phí tham quan theo chương trình.
  • Phương tiện vận chuyển: xe giường nằm đời mới máy lạnh, thuyền di chuyển qua đảo Điệp Sơn và Vịnh Đầm Môn, Tàu ngư dân đi lặn ngắm san hô.
  • Áo Phao, kính lặn ngắm san hô
  • Bảo hiểm du lịch
  • Phục vụ khăn, nón, nước suối.
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:
  • Các bữa ăn ngoài chương trình, giặt ủi, điện thoại, và các chi phí cá nhân khác.
  • Thuế VAT
  • Các phần không có trong mục bao gồm.
  • Phụ thu phòng 2 (100.000 VND/khách)
  • Phòng Đơn (300.000 VND/khách)
GIÁ VÉ TRẺ EM:
  • Dưới 5 tuổi: Miễn phí - 02 người lớn chỉ kèm 01 trẻ em, trẻ em thứ 2 phụ thu 50%
  • Từ 5-11 tuổi: 75% (ngủ chung với ba mẹ).
  • Từ 11 tuổi trở lên: tính như người lớn
Xem thêm:
Khám phá đảo Nam Du
Thông tin phượt Tây Bắc mùa lúa chín


  

KHÁM PHÁ ĐẢO NAM DU 2 NGÀY 2 ĐÊM


Đảo Nam Du
Đảo Nam Du
NAM DU – NHỊ THẬP NHẤT ĐẢO
Quần Đảo Nam Du thuộc tỉnh Kiên Giang được mệnh danh là Hạ Long Đất Phương Nam Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang),cách Rạch Giá hơn 80 km đường biển, còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành quần thể tuyệt đẹp giữa biển. Với những hàng dừa xanh biếc nằm ôm trọn những bãi cát trắng mịn, Nam Du còn được coi là Hawaii của Việt Nam. Và sẽ chẳng lạ lùng tí nào nếu du khách nhanh chóng bị hớp hồn bởi những bức ảnh tuyệt đẹp được ghi lại bởi những lữ khách đường xa và những gì bạn trải nghiệm tại Nam Du sẽ còn đẹp hơn thế nữa. Du khách sẽ cùng trải nghiệm chương trình BBQ hải sản với Games show hấp dẫn và chương trình “Island dance party”
Điểm nổi bật:
  • Phòng nghỉ homestay máy lạnh suốt đêm.
  • Khám phá hệ thống đảo tự nhiên tại Vùng Biển Tây Nam Tổ Quốc.
  • Trải nghiệm câu cá biển khơi.
  • Trãi nghiệm săn bắt nhum và ốc.
  • Thưởng thức đặc sản Cháo Nhum – Ghẹ Nam Du – Cá Xương Xanh.
ĐÊM 01: TP. HỒ CHÍ MINH – RẠCH GIÁ (KIÊN GIANG) 
Tour Nam Du
Tour Nam Du
  21:00   Quý khách có mặt tại điểm hẹn khởi hành đi Rạch Giá. Quý khách nghỉ đêm trên xe.
Trên đường đi, Quý dừng chân nghỉ ngơi tại điểm dừng chân của nhà xe.
NGÀY 01: RẠCH GIÁ – ĐẢO NAM DU ( Ăn sáng, trưa, tối )
05:15   Đến thành phố Rạch Giá,quý khách làm thủ tục lên tàu tuyến Rạch Giá đi Nam Du (chuyến 06:00)  – một quần đảo với 21 hòn đảo lớn nhỏ. Trong hành trình, quý khách sẽ ghé ngang qua Hòn Tre – Trung tâm hành chính huyện Kiên Hải, Hòn Lại Sơn (Tuỳ theo lịch chạy của hãng Tàu)
08:30   Tàu cập cảng Hòn Lớn - Nam Du, quý khách dùng điểm tâm sáng, nhận chỗ nghỉ (phòng nghỉ trọ - tùy theo tình hình phòng) .
Quý khách sử dụng phương tiện xe Honda ôm lên đỉnh Hòn Lớn cao 295m tham quan đài ra đa và ngắm toàn cảnh quần đảo Nam Du (chi phí tự túc). Khi quay về quý khách ghé dốc Ông Tình ngắm toàn cảnh Bãi Ngự từ trên cao – là bãi tắm sạch đẹp vào mùa gió nam, và có dấu ấn rất đặc biệt vì là nơi vua Gia Long chạy giặc sang Xiêm đã dừng chân "ngự giá" tại đây.  
11:00    Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng địa phương và nghỉ ngơi.
13:00    Sau đó, Quý khách lên thuyền khởi hành đi Hai Bờ Đập & Hòn Mấu, ngắm bãi đá đen – là bãi tắm đẹp nhất của quần đảo Nam Du. Nơi đây còn có Dinh Ông – miếu thờ Ông Nam Hải, là cơ sở tín ngưỡng của người dân nơi đây. Đoàn dừng chân tắm biển tại Hòn Mấu. Thư giãn nghỉ ngơi tắm biển (Chi phí võng và nước uống tự túc).       
15:00 Quý khách khởi hành tiếp tục chương trình, dừng chân câu cá tại Mũi Trái Tim, xem ngư dân lặn bắt và chế Nhum. Cùng thủy thủ đoàn nấu cháo nhum và chế biến cá do quý khách câu được                      
Khởi hành ngang Ba Hòn Nồm – nơi sinh sống của gia đình “Robinson” – Quý khách dừng chân tắm biển tại Bãi Cây Mến hoặc 2 Bờ Đập.
16:30 Lên thuyền khởi hành về Hòn Lớn, trên đường về thưởng thức cháo Nhum và cá trên tàu.   
19:30 Quý khách thưởng thức tiệc Nướng Hải Sản với các loại hải sản, ốc nướng phong phú: ghẹ hấp, sò Tộ nướng, cá hấp, sò quạt nướng, cháo hải sản.... (hải sản theo mùa)
  1. Ghẹ hấp xá xị
  2. Cá Nướng Các Loại (Xương Xanh, Hồng..) cuốn bánh tráng
  3. Sò Tộ Nướng
  4. Sò Quạt Nướng
  5. Mực Lá Nướng
  6. Cháo hải sản
  7. Nhum nướng
  8. Trà Đá + Trái Cây
NGÀY 02: ĐẢO NAM DU – RẠCH GIÁ – TP. HỒ CHÍ MINH (Ăn sáng, trưa)

Ảnh đẹp Nam Du
Ảnh đẹp Nam Du
07:00   Dùng điểm tâm sáng sau đó khởi hành về lại Rạch Giá.
08:30   Làm thủ tục trả phòng, chuẩn bị hành lý xuống tàu khởi hành về Rạch Giá (chuyến 9:15)
11:30   Tàu cập cảng Rạch Giá.Xe đưa khách dùng cơm trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng khu lấn biển Rạch Giá.
13:00    Xe đưa quý khách về Tp. Hồ Chí Minh.
21:00   Đến Tp. Hồ Chí Minh. Kết thúc chuyến tham quan, chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách./.
GIÁ TOUR BAO GỒM:
  • Phòng nghỉ tại đảo Hòn Lớn (phòng có máy lạnh, nhà vệ sinh riêng riêng). (phòng 4-6 người tùy theo tình hình đoàn)
  • Các bữa ăn được đề cập trong chương trình.
  • 01 tiệc hải sản nướng với thực đơn phong phú.
  • Hướng dẫn viên theo đoàn từ Tp. HCM & HDV địa phương trong suốt chương trình tham quan.
  • Các loại vé và phí tham quan theo chương trình.
  • Phương tiện vận chuyển: xe du lịch chỗ chất lượng cao, thuyền đi tham quan các Hòn Đảo, tàu cao tốc khứ hồi di chuyển qua đảo (420.000 VND/khách).
  • Bảo hiểm du lịch
  • Phục vụ khăn, nón, nước trà đá.
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:
  • Các bữa ăn ngoài chương trình, giặt ủi, điện thoại, và các chi phí cá nhân khác.
  • Thuế VAT
  • Phòng 2 (phụ thu 100.000 VND/khách)
  • Phòng đơn (phụ thu 200.000 VND/khách)
Giá Tour Trẻ Em: Tính theo ngày tháng năm sinh (giấy khai sinh)
  • Trẻ em dưới 05 tuổi : Miễn Phí
  • Trẻ em từ 05 tuổi đến dưới 11 tuổi : 50% giá Tour (không có vé tàu cao tốc - ngồi chung với bố mẹ)
  • Trẻ em từ 05 tuổi đến dưới 11 tuổi: 75% giá Tour (có vé tàu cao tốc - có ghế ngồi riêng)
  • Trẻ em từ 11 tuổi trở lên : 100% giá Tour.
Chương trình có thể thay đổi theo tình hình và điều kiện thực tế về thời tiết, giao thông,…. Nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các điểm tham quan.



KINH NGHIỆM DU LỊCH BỤI Y TÝ LÀO CAI

Nên đi Y Tý vào thời gian nào
Tuần thứ 3 của tháng 8 đến giữa tháng 9. Đây là thời điểm lúa tại Y Tý đã chin.
Mùa săn mây: Khoàng tháng 9 đến tháng 4 hàng năm.
Ngoài ra nếu thời tiết lạnh, Y Tý là một trong 4 điểm có thể ngắm tuyết tại Việt Nam. Cùng với Sapa, Mẫu Sơn và Phja Oắc.
Đến Y Tý bằng cách nào
Hiện nay các đoàn phượt, du lịch bụi thường kết hợp đi Y Tý với Sapa, Mù Cang Chải, Bắc Hà, Simacai. Nhưng chủ yếu vẫn là Sapa vì khoảng cách ngắn hơn so với các cung đường khác.
Có rất nhiều cách để phượt Y Tý đó là: đi bằng xe máy, đi bằng tàu (ô tô) kết hợp xe máy.
Lịch trình di chuyển bằng xe máy:
Ngày 1: Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai - Y Tý (420km)
Ngày 2 : Y Tý - Sapa (80km)
Hoặc Y Tý – Sapa – Mù Cang Chải – Mù Cang Chải (207km)
Sapa – Hà Nội ( 320km)
Hoặc Mù Cang Chải – Hà Nội ( 298km)
Lịch trình kết hợp:
Ngày 1: Mua vé tàu hoặc bắt xe khách lên Lào Cai (hoặc Sapa)
Ngày 2: Thuê xe máy tại Lào Cai (Sapa) và đi lên Y Tý bằng xe máy. Quãng đường Lào Cai – Y Tý – Lào Cai (hoặc Lào Cai – Y Tý – Sapa ) dài 160km.
Ngày 3: Lào Cai (hoặc Sapa) – Hà Nội: 320km.
Lưu ý:
* Lịch trình di chuyển bằng xe máy dành cho những người có sức khỏe, có nhiều thời gian. Lịch trình kết hợp dành cho những người không có thời gian.
*Có 2 đường để đi Y Tý: Đường 1 chạy từ Sapa (qua Bản Xèo, Mường Hum, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo). Đường 2 chạy từ Lào Cai (qua Trịnh Tường, A Mú Sung). Bạn có thể kết hợp đi từ Lào Cai, về Sapa để chuyến đi thêm phần thú vị.
Chơi gì tại Y Tý
Săn mây Y tý
Săn mây Y Tý
Săn mây là hình thức phượt kết hợp ngắm cảnh phù hợp nhất tại đây. Y Tý là một trong những khu vực hiếm hoi nơi ánh sáng không chiếu đủ 12 tiếng trong ngày. Một phần do những dãy núi cao che phủ các bản làng, thôn xóm. Phần khác là do mây
Thời điểm phù hợp nhất để săn mây là từ tháng 9 đến tháng 4 hằng năm. Vào thời điểm này, tiết trời hanh khô và lạnh khiến mây tập trung đặc quánh giữa lưng chừng núi, tạo ra khung cảnh vô cùng đặc sắc trước mặt khách du lịch. Để có được những bức ảnh chụp mây đẹp nhất, bạn có thể đi ngược lại 7km về địa phận xã Ngải Thầu, hoặc leo lên đỉnh núi Lảo Thẩn.
Khám phá những ngôi nhà trình tường
Nhà tình trường dân tộc hà nhì
Nhà trình tường dân tộc Hà nhì
Nhà trình tường là kiến trúc điển hình của dân tộc Hà Nhì. Xây dựng trên nền đất, móng dựng bằng đá, tường làm từ đất nện, mái được lớp bằng cỏ, rêu và lá cây khô. Ngôi nhà trình tường nhìn xa giống như một chiếc nấm khổng lồ vậy.
Nếu bạn là một người thích du lịch bụi, bạn sẽ thích một chuyến đi kết hợp giữa ngắm cảnh và tìm hiểu về đời sống của người dân nơi đây. Ở tại những ngôi nhà trình tường, ăn các món ăn dân tộc của người Hà Nhì. Thật tuyệt cho một chuyến hành trình phải không?
Cột mốc biên giới 87, cầu Thiên Sinh
Cột mốc 87
Cộc mốc 87
“Check cột mốc” là thuật ngữ của dân chuyên, chỉ việc đến thăm những địa điểm nằm trong vành đai biên giới, nơi cắm những cột mốc phân định lãnh thổ Việt Nam cũng như Trung Quốc.
Những cột mốc bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên đường đi Y Tý gồm:
- Cột mốc 102 (2) đặt tại cửa khẩu Lào Cai
- Cột mốc 93 (2), 94 (2), 95 (2) nằm bên tả ngạn sông Hồng trên đường từ Trịnh Tường đi Y Tý
- Cột mốc 92 (1) ngã 3 nơi sông Hồng đổ vào địa phận Việt Nam.
- Cột mốc 87(2) đặt tại cầu Thiên Sinh.
Cầu Thiên Sinh là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hàng ngàn năm trước, cầu chỉ là một tấm đá nhỏ bắc qua khe vực. Dưới khe vực đó là suối Lũng Pô ầm ấm nước chảy. Những năm gần đây, để tiện phục vụ cho việc đi lại, thông thương. Người dân hai nước đã cho xây mới cầu bằng bê tông. Hành trình khám phá Y Tý bạn cũng không nên bỏ qua địa điểm đặc biệt này.
Chinh phục Lảo Thẩn, ngắm đại dương mây trên nóc nhà Y Tý
Đỉnh núi Lảo Thẩn
Đỉnh núi Lảo Thẩn
Đỉnh núi Lảo Thẩn (hay còn gọi là Hâu Pông San) nằm ở thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Với cao độ 2826m, Lảo Thẩn được coi là nóc nhà của xã Y Tý. Để leo được đến đỉnh núi, mất khoảng 2 ngày 1 đêm. Quãng đường leo núi dài 16km, băng qua khu rừng sơn tra, rừng Tung Cua Sin với rất nhiều phiến đá dốc cao, trơn trượt sẽ làm những phượt thủ phải chùn chân mỏi gối. Tuy nhiên phần thường dành cho sự nỗ lực này là một cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Nơi mây và núi quấn lấy nhau tạo thành một đại dương cao trên 2000m.
Địa hình đỉnh núi Lảo Thẩn thoáng, góc nhìn rộng có thể bao quát bốn phía. Từ trên đình, không khó để nhận ra núi Nhìu Cồ San sừng sững phía tây, dưới nơi đó chính là thung lũng Dền Sáng với những thửa ruộng bát ngát xanh.
Những địa điểm đẹp khác
Như đã đề cập ở trên, hành trình phượt Y Tý có thể kết hợp khám phá các địa điểm lân cận: Rừng thảo quả Dền Sáng, các thửa ruộng tại A Lù, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo, Tả Giàng Phình, leo núi Bạch Mộc Lương Tử (Sàng Ma Sáo), leo núi Nhìu Cồ San, Sapa…
Một số địa chỉ ăn uống, nghỉ ngơi tại Y Tý
Nhà nghỉ
- Nhà chị Mỷ 0203.501.3200203.501.320
- Nhà cô Si 01274.566.66701274.566.667 (có phục vụ cơm)
- Nhà nghỉ Minh Thương 0916.729.535
- Nhà nghỉ A Hờ 01255.751.17301255.751.173
- Nhà nghỉ Anh Thắng 0203.501.3100203.501.310
- Đồn biên phòng Y Tý (Anh Dũng : 01279.999.36801279.999.368)
Quán ăn
- Chị Lệ 01244.413.71801244.413.718
- Quán Vọng Hằng 0203.501.2990203.501.299
Cũng như các xã vùng cao khác thuộc Tây Bắc Việt Nam. Y Tý được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh đồng lúa xanh bát ngát, ngọn núi cao hùng vĩ, kiểu thời tiết đặc trưng để có thế săn mây, ngắm tuyết. Để khám phá Y Tý, bạn nên dành khoảng thời gian 2-3 ngày, cũng có thế hơn để hiểu rõ về vùng đất nghèo kinh tế nhưng giàu cảnh đẹp này.
Hi vọng qua bài viết dulich1minh có thể giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình. Nếu có thắc mắc bạn hãy gửi câu hỏi đến chúng tôi nhé. Chúc các bạn có một chuyến đi an toàn và vui vẻ !