anh dep

Những nẻo đường du lịch Miền Tây

Miền tây quê hương tôi với bao nhiêu cảnh đẹp và con người giàu lòng mến khách.

Biển đảo quê hương

Biển đảo là phần máu thịt trong tôi.

54 dân tộc Anh Em

Sắc màu văn hóa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Cảnh đẹp đồng bằng sông cửu long

Cảnh đẹp sông nước miền tây làm quyến rủ hàng triệu du khách gần xa

Cảnh đẹp tôn giáo tín ngưỡng

Góp phần làm đa dạng sắc màu du lịch.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

TIỀN " TÍP " CẦN BIẾT KHI ĐI DU LỊCH

Hiện nay khi đi du lịch trong và ngoài nước tiền "TIP" cho nhân viên phục vụ, hay hướng dẫn viên du lịch không còn xa lạ đối với các du khách Việt Nam, nhưng mà "TIP" như thế nào và "TIP" bao nhiêu ?
Đây là vấn đề khó và hơi tế nhị.
Tiền típ khi đi du lịch
Đây là những thông tin mà các bạn có thể tham khảo nhé.
Xem thêm: 
Thông tin phượt Tây Bắc mùa lúc chín
Hành hương thánh địa Mercca
Đặc sản du lịch Việt Nam hút hồn khách ngoại quốc
Quốc Vương Thái Lan băng hà
Lễ hội hoa Anh đào đã có ở Việt Nam

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

CUỘC ĐỜI QUỐC VƯƠNG BHUMIBOL THÁI LAN

Vua Thái lan lúc trẻ
Vua Thái Lan lúc trẻ
Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan là vị vua trị vì lâu nhất thế giới.
Ngài được coi như thế lực có ảnh hưởng, tạo sự ổn định tại đất nước vốn xảy ra nhiều cuộc đảo chính quân sự trong suốt thời gian Ngài ngự trên ngai vàng.
Dù được kính trọng như một vị cha hiền từ đứng trên các phe phái chính trị, nhưng Ngài đã có những lần can thiệp khi căng thẳng chính trị dâng cao.
Và cho dù Ngài ở ngôi vương trong quốc gia quân chủ lập hiến chỉ với những quyền hành hạn chế, đa phần người dân Thái Lan coi Ngài như á thánh.
Đức vua Bhumibol Adulyadej được sinh ra tại Cambridge, Massachusetts, vào ngày 5/12/1927.
Cha của Ngài, Hoàng tử Mahidol Adulyadej, khi đó đang theo học tại trường Harvard.
Sau đó, cả gia đình trở về Thái Lan, nơi thân phụ qua đời khi Ngài mới hai tuổi.
Sau cái chết của người cha, mẹ Ngài chuyển tới Thụy Sỹ, nơi hoàng tử bé theo học.
Thời trẻ, Ngài thích theo đuổi các hoạt động văn hóa như nhiếp ảnh, chơi và sáng tác các tác phẩm cho kèn saxophone, vẽ và viết lách.
Địa vị của Hoàng gia Thái Lan trở nên suy yếu kể từ sau viêc bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế hồi năm 1932, và càng bị tổn hại sau khi Hoàng thúc của Ngài, Quốc vương Prajadhipok thoái vị vào năm 1935.
Việc truyền ngôi được trao cho hoàng huynh của Bhumibol, Ananda, khi đó lên chín tuổi.
'Làm vì'
Năm 1946, Vua Ananda tử nạn trong một vụ nổ súng cho đến nay vẫn là điều chưa thể giải thích tại hoàng cung ở Bangkok.
Bhumibol kế vị ngai vàng, khi đó Ngài 18 tuổi.
Trong những năm đầu, Thái Lan do một vị quan nhiếp chính cai quản, bởi Ngài trở lại Thụy Sỹ theo đuổi việc học.
Trong một chuyến tới Paris, Ngài đã gặp hoàng hậu tương lai, tiểu thư con gái vị đại sứ Thái Lan tại Pháp.
Hai người kết hôn ngày 28/4/1950, chỉ một tuần trước khi vị tân vương đăng quang tại Bangkok.
Trong bảy năm đầu tiên, kể từ khi Ngài lên ngôi, Thái Lan chịu sự điều hành như chế độ độc tài quân sự, và hoàng gia hầu như chỉ giữ vị trí 'làm vì'.
Vào tháng Chín 1957, Tướng Sarit Dhanarajata nắm quyền. Quốc vương ra chiếu chỉ phong cho vị tướng này là 'Sarit, Hộ vệ Đô thành'.
Dưới sự độc tài của Sarit, Bhumibol quyết làm sống lại vị trí vững mạnh của hoàng gia.
Ngài đã có một loạt các chuyến đi tới các tỉnh, và để tên mình được dùng trong một số các hoạt động phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về phần mình, Sarit đã lập lại thói quen theo đó mọi người phải khom mình bò bằng tay và đầu gối trước mặt nhà vua, và khôi phục một số các dịp nghi lễ hoàng gia vốn đã bị xếp lại từ nhiều năm.
Lật đổ
Quốc vương Bhumibol đã can thiệp một cách đầy kịch tính vào chính trị Thái hồi năm 1973, khi những người biểu tình đòi dân chủ bị binh lính nã súng vào.
Những người biểu tình được cho vào ẩn náu trong hoàng cung, bước đi đã dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ của thủ tướng khi đó, Tướng Thanom Kittikachorn.
Nhưng nhà vua đã bất thành trong việc ngăn chặn vụ đàn áp các sinh viên tả khuynh do các thành viên thuộc lực lượng bán quân sự tiến hành ba năm sau đó, là lúc hoàng gia lo sợ sự lớn mạnh của lực lượng có cảm tình với những người cộng sản sau khi Cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Đã có thêm những nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền. Năm 1981, Đức vua đã dũng cảm đương đầu với một nhóm các sỹ quan quân đội, những người đã tiến hành đảo chính chống lại thủ tướng Prem Tinsulanond.
Những kẻ nổi loạn đã chiếm thành công thủ đô cho tới khi các đơn vị trung thành với nhà vua lấy lại được Bangkok.
Tuy nhiên, việc nhà vua có khuynh hướng ủng hộ chính phủ nắm quyền đã khiến một số người Thái đặt câu hỏi về sự công bằng của Ngài.
Bhumibol lại can thiệp vào năm 1992, khi hàng chục người biểu tình bị bắn sau khi phản đối việc một cựu lãnh đạo đảo chính, Tướng Suchinda Kraprayoon, muốn trở thành thủ tướng.
Ảnh hưởng
Quốc vương đã gọi Suchinda và lãnh đạo thiên dân chủ Chamlong Srimuang tới trước mặt Ngài, cả hai cùng quỳ gối theo đúng nghi thức diện kiến nhà vua.
Suchinda từ chức, và kỳ bầu cử sau đó đã được tổ chức, với kết quả là sự trở lại của một chính phủ dân sự dân chủ.
Trong cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin Shinawatra hồi năm 2006, Quốc vương đã thường xuyên được đề nghị can thiệp, nhưng Ngài nói điều đó là không thích hợp.
Tuy nhiên, Ngài vẫn được coi là đã có ảnh hưởng to lớn trong kỳ bầu cử được tổ chức tháng Tư năm đó, với phần thắng thuộc về ông Thaksin. Kết quả bầu cử sau đó đã bị tòa tuyên là vô hiệu.
Ông Thaksin cuối cùng đã bị hạ bệ trong một cuộc đảo chính không đổ máu, trong sự kiện phe quân sự cam kết trung thành với Quốc vương.
Trong những năm sau đó, tên tuổi và hình ảnh của nhà vua đã được các phe phái, cả ủng hộ lẫn chống đối ông Thaksin, viện đến trong cuộc tranh giành quyền lực.
Cả nước đã có những buổi lễ ăn mừng sinh nhật xa hoa trong lần thứ 80 của Quốc vương Bhumibol vào năm 2008, cho thấy vị trí đặc biệt của Ngài trong xã hội Thái Lan.
Tôn kính
Tướng Prayuth Chan-ocha nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng Năm 2014, và được quốc hội do quân đội bổ nhiệm chỉ định vào vị trí thủ tướng vài tháng sau đó.
Ông cam kết cải tổ chính trị sâu rộng nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn trở lại như trong những năm gần đó.
Nhưng những người chỉ trích tỏ ý ngờ vực rằng mối ưu tiên thực sự của ông thực ra là nhằm phá hủy đảng của cựu thủ tướng Thaksin, và nhằm đảm bảo là sự kế vị ngai vàng diễn ra suôn sẻ.
Lòng tôn kính của dân chúng đối với Quốc vương Bhumibol là điều có thật, nhưng đó cũng là kết quả của sự nuôi dưỡng, phát triển cẩn trọng của bộ máy tuyên truyền khổng lồ chuyên lo về quan hệ công chúng của hoàng gia.
Thái Lan có bộ luật 'khi quân' hà khắc, theo đó bất kỳ chỉ trích nào nhắm vào hoàng gia đều bị trừng trị nặng nề, và hạn chế việc truyền thông cả trong nước lẫn nước ngoài đưa tin đầy đủ về nhà vua.
Trong thời gian trị vì dài lâu của mình, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã phải đối diện với một đất nước liên tục bị chao đảo bởi những biến động chính trị.
Có thể nói với những gì Ngài từng thể hiện trong kỹ năng ngoại giao và trong việc gần gũi thần dân, lúc băng hà, Quốc vương đã để lại cho hoàng gia một vị thế vững mạnh hơn nhiều so với thời điểm Ngài lên ngôi.
Xem thêm:
Quốc vương Thái Lan băng hà


QUỐC VƯƠNG THÁI LAN BĂNG HÀ

Vua Thái Lan băng hà
Vua Thái Lan băng hà
Theo thông tin từ Hoàng gia Thái Lan, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã băng hà vào chiều 13-10 sau thời gian bệnh nặng và được điều trị bệnh tại Bangkok. Ngài thọ 88 tuổi và là nhà vua có thời gian trị vì lâu nhất thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Quốc vương Bhumibol Abdulyadej đã băng hà vào hồi 15g52 ngày 13-10, hưởng thọ 88 tuổi.
Dự kiến, Nội các Thái Lan sẽ họp khấn cấp để bàn về các vấn đề liên quan đến kế vị và tình hình đất nước.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej được mọi tầng lớp nhân dân Thái Lan kính trọng, tất cả các đảng phái chính trị, quân đội, cảnh sát đều lắng nghe và tuân thủ ý kiến của nhà vua. Tên của ngài, trong tiếng Thái, có nghĩa là “Sức mạnh của miền đất với quyền lực vô song”.
Từ ngày 12-10, hàng ngàn người dân Thái Lan đã tập trung tại bệnh viện Sirija ở thủ đô Bangkok để cầu nguyện khi những thông tin về sức khoẻ của Quốc vương Bhumibol Adulyadej có những chuyển biến xấu theo thông báo của Hoàng gia Thái Lan.
Hầu hết người dân Thái Lan chưa biết đến vị vua nào khác trong cuộc đời mình. Quốc vương Bhumibol Abdulyadej được xem là biểu tượng của sự đoàn kết đất nước. Ngài là một trong những vị vua được yêu mến nhất lịch sử Thái Lan nhờ hơn 2.000 dự án về phát triển làm thay đổi cuộc sống hàng triệu nông dân nghèo.
Ngày sinh nhật Quốc vương là quốc lễ, được xem như “Ngày của cha” và Quốc khánh của Thái Lan. Với những đóng góp to lớn trên, Quốc vương Bhumibol Abdulyadej đã được Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan trao tặng "Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại" vào tháng 6-2006. 
Người dân cả nước mến thương
Dân Thái Lan tiếc thương
Dân Thái Lan tiếc thương
Nhiều người dân từ khắp nơi trên đất nước Thái Lan đã đổ về bệnh viện Sirija ở Bangkok, nơi Quốc vương Bhumibol Adulyadej đang điều trị.
Họ mặc những chiếc áo hồng, vì họ tin rằng sẽ đem lại điều may mắn cho nhà vua của mình.
Người dân cùng nhau thắp hương, thắp nến, tụng kinh và hô vang “Nhà vua vạn tuế” và ngước nhìn lên cao, nơi phòng bệnh nhà vua đang điều trị.

Trong thông báo mới nhất về sức khoẻ của nhà vua Thái Lan được Hoàng gia nước này phát đi đêm 12-10, tình hình sức khỏe của vị Quốc vương 88 tuổi vẫn chưa được cải thiện.
Huyết áp, mạch không ở mức bình thường trong khi máu đã nhiễm trùng và chức năng gan suy giảm.
Các bác sĩ hàng đầu của Thái Lan đã cho Quốc vương sử dụng máy thở và máy chạy thận.
Ngay trong đêm 12-10, các thành viên chủ chốt của Hoàng gia gồm: Hoàng hậu Sirikit, Hoàng thái tử Vajiralongkorn, Công chúa Sirindhorn đều có mặt tại bệnh viện Sirijai ở Bangkok.
Ngoài các thành viên của hoàng tộc, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã phải hủy chuyến công tác để khẩn cấp về Bangkok và có mặt tại bệnh viện giữa lúc càng có nhiều thông tin bất lợi về sức khoẻ của Nhà vua.
Những thông tin không tốt về sức khoẻ của Quốc vương Thái Lan đã khiến thị trường chứng khoán nước này chao đảo. Chỉ số (SET) giảm từ 1.400 điểm xuống còn 1.355,75 điểm. Ngoài ra, các sự kiện lớn của Hoàng gia Thái Lan cũng bị trì hoãn.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã không xuất hiện trước công chúng trong thời gian một năm qua do sức khỏe yếu.
Lên ngôi năm 19 tuổi
Sinh ngày 5-12-1927 tại Cambridge, thuộc tiểu bang Massachusetts (Mỹ), khi cha ông, hoàng tử Songkla (sau này là Vua Mahidol Adulyadej) đang theo học ngành Y. Quốc vương Bhumibol Adulyadej, thuộc dòng dõi triều đại Rama V đóng đô từ năm 1782 tại Cosin, tức Bangkok ngày nay.
Theo Hiến pháp Thái Lan, ông đã được chỉ định làm Vua vào năm 1946 sau khi người anh trai của ông là Vua Ananda Mahidol bất ngờ qua đời.
Quốc vương Bhumibol là một vị vua thông minh, ham học hỏi, đặc biệt là những tinh hoa của các nền văn minh thế giới. Do vậy, sau khi lên ngôi, ông tiếp tục học về khoa học chính trị và luật ở Thụy Sĩ trong bốn năm sau đó.
Quốc vương Bhumibol chính thức lên ngôi vào ngày 5-5-1950 với vương hiệu Rama IX. Mặc dù không xuất hiện trên chính trường nhưng ông không ít lần đóng một vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các khủng hoảng chính trị kéo dài tại Thái Lan. 
Theo những gì đã diễn ra, Quốc vương Bhumibol còn là một chính trị gia tinh tế, sắc sảo được tất cả các đảng phái chính trị, quân đội, cảnh sát lắng nghe và tuân thủ.
Trái với bề ngoài lạnh lùng, nghiêm nghị trong bộ quân phục, Quốc vương Thái Lan rất quan tâm đến những việc làm, những dự án thiết thực nhằm cải thiện đời sống của thần dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Ông đã có nhiều ý kiến đóng góp cho các cuộc cách mạng dân chủ cũng như hiện đại hóa đất nước Thái Lan. 

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

TPHCM TỔ CHỨC LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO

lễ hội hoa Anh Đào ở TPHCM
Lễ hội hoa Anh Đào ở TPHCM
Lần đầu tiên TPHCM sẽ tổ chức lễ hội hoa Anh đào, dự kiến trong 2 ngày 22 và 23-4 tại khu A, Công viên 23 tháng 9, Quận 1.
UBND TPHCM vào ngày 29-3 vừa rồi đã đồng ý chủ trương tổ chức Lễ hội hoa Anh đào tại địa điểm và thời gian như trên.
Bên cạnh hoạt động triển lãm hoa anh đào, lễ hội còn có các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ Việt Nam - Nhật Bản, hội nghị hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển và du lịch, triển lãm hình ảnh và sản phẩm du lịch của Việt Nam - Nhật Bản.
UBND Thành phố cũng phân công Sở Du lịch vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm, các tour, tuyến du lịch trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho phía Nhật Bản trưng bày các sản phẩm của mình tại lễ hội này.
Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản đã được tổ chức ở Hà Nội nhiều năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên TPHCM tổ chức lễ hội này. Năm nay là lần thứ 10 lễ hội hoa Anh đào được tổ chức tại Hà Nội.
Lễ hội hoa Anh đào 2016 ở Hà Nội năm nay sẽ được tổ chức sớm hơn tại TPHCM, trong hai ngày 16 và 17-4 tại Hoàng thành Thăng Long.
Theo Ban tổ chức, tại lễ hội hoa Anh đào ở Hà Nội năm nay, khách tham quan không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hơn 300 cành hoa anh đào tươi được chuyển từ Nhật Bản sang mà còn được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật như thi biểu diễn múa Yosakoi, hay không gian âm nhạc cùng ban nhạc Parallel Dream đến từ Nhật Bản.
Nét mới trong lễ hội năm nay là du khách sẽ được thưởng thức màn trống hội Nhật, một phần không thể thiếu trong các lễ hội Nhật Bản.
Tại khuôn viên lễ hội, du khách còn có thể tìm hiểu các nét văn hóa của Nhật như nghệ thuật trà đạo, thư pháp, múa kịch truyền thống Nhật Bản, cờ cá chép...

Tại không gian ẩm thực của lễ hội, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống được mang từ Nhật sang...
Xem thêm:

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO ĐÃ CÓ Ở VIỆT NAM

Lễ hội Hoa Anh Đào ở Việt Nam
Lễ hội hoa Anh Đào ở Việt Nam
Nhằm góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng cũng như  đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút du khách đến với địa phương, Đà Lạt sẽ diễn ra lễ hội hoa Anh Đào vào tháng 12 tới

Đây là lễ hội lần đầu tiên được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho phép triển khai thí điểm tại khu du lịch Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt. Trong đó hai đơn vị chịu trách nhiệm chính để thực hiện là Ban quản lý khu du lịch Hồ Tuyền Lâm và Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Lâm Đồng. Theo kế hoạch, lễ hội Hoa Anh Đào sẽ có nhiều hoạt động như tham quan vườn hoa Anh Đào, trưng bày hoa cây cảnh với chủ đề: bonsai và hoa Anh Đào, thi nhiếp ảnh về hoa Anh Đào,  đêm nhạc hoa Anh Đào và tình yêu, giải golf Hoa Anh Đào và phát động sáng tác Logo về lễ hội Mai Anh Đào. Dự kiến lễ hội sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2016 và tháng 1 năm 2017, thời điểm hoa Anh Đào nở rộ tại Đà Lạt./.